Wednesday, February 23, 2011

Hỏi đáp về kỳ thi AEIS & QT

Hỏi đáp về kỳ thi AEIS & QT : Các trường Phổ thông công lập tại Singapore trên www.vietsing24h.com Trực tiếp từ Singapore tư vấn cho các vị phụ huynh tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới có nhu cầu đưa con em mình về học tập tại Singapore.

Singapore và cái xí xổm( bàn cầu thấp)

Sẽ hơi bất nhã khi viết về chủ đề này, tuy nhiên vì sự tò mò mà cuối cùng mình phát hiện ra ở đó sự lý thú và hơn thế đó là một bài học đáng học.
Vì sao thế? Bạn đến Singapore có thể ngạc nhiên về tại sao ở nhiều khu thương mại sầm uất, công sở sang trọng mà cái toilet vẫn có cái xí xổm(bàn cầu thấp) tồn tại trong khu rest room đó.Câu trả lời là không phải vì họ tiết kiệm mà họ tôn trọng thói quen của một bộ phận dân cư trong cộng đồng Singapore có thói quen sử dụng loại nhà vệ sinh kiểu đó. Cộng đồng đó là những người Sing gốc ẤN
Minh họa thêm về thói quen này của người gốc Ấn tại Sing là khi họ vẫn có thói quen ăn bằng tay nhưng chỉ tay phải thôi nhé.Tay trái họ đã dùng vào chỗ tôi viết ở trên mất rồi.Có chăng thói quen đó đã được ghi nhận bởi sự tồn tại của loại nhà wc đó.
Với suy nghĩ của cá nhân tôi,việc tôn trọng bản sắc của dân tộc khác đã làm nên văn hóa đa bản sắc của đảo quốc Sư tử.Hay nói cách khác đó là văn hóa cao của những nhà quản lý xã hôi.
Một việc vô cùng nhỏ nhưng liệu Việt Nam chúng ta có ứng xử được những việc tương tự không?

Cụ Rùa(bà) ở Hồ Gươm



Chủ đề nóng sốt mấy hôm nay không chỉ của riêng dân Hà Nội mà của nhiều người dân Việt đó là sức khỏe cụ Rùa Hồ Hoàn Kiếm.Mình copy lại note bài này trên trang facebook của mình để đưa lên blog này.

Là người Việt Nam hẳn ai trong chúng ta cũng biết sự tích về Hồ Hoàn Kiếm và ý nghĩa lịch sử,giá trị văn hóa phi vật thể của Hồ Gươm đối với Thủ đô Hà nội nói riêng và cả nước.Và hơn nữa trân trọng nhân vật chính của Hồ Gươm: Cụ Rùa Hồ Gươm.
Có điều thú vi của cuộc sống là luôn tồn tại 2 thực thể đối lập nhưng lại gắn kết với nhau xung quanh ta: Đực- Cái ,To-Nhỏ,Ông - Bà....vậy nói Cụ rùa Hồ Gươm thì chắc các bạn ít ai đặt câu hỏi : Vậy Cụ Rùa đang sống và thỉnh thoảng nổi nên mặt hồ hiện nay là Cụ Ông hay là Cụ Bà? Nếu là Ông thì phải có Bà và ngược lại chứ nhỉ?và nếu bạn đã đến hoặc chưa đến đều biết trong Đền Ngọc Sơn có một Cụ Rùa đang được trưng bày trong lồng kính,Cụ nào đây?
Tôi đoan chắc gần 100% các bạn không biết đúng không? vậy để tôi mách cho các biết nhé.
Câu chuyện diễn ra sau ngày Đức Lê Lợi thắng giặc Minh và thực hiện nghi lễ trao trả gươm thần cho Rùa Vàng trên hồ.Trao gươm báu giúp cho Lê Lợi và cũng là giúp cho xã tắc thái bình và nhận lại gươm thần như là thực hiện trọn vẹn ý nguyên của mình cho dân,cho nước.Hai anh chị rùa(lúc đó còn trẻ mà) thanh thản bò lên đảo Ngọc giữa Hồ Hoàn Kiếm nghỉ ngơi,dành cho nhau những phút giây âu yếm của tình chồng vợ trên hòn đảo xinh đẹp trong niềm hân hoan khôn xiết.
Nhưng thương thay,cuộc vui ngắn chẳng tày gang.Sáng hôm sau,người dân phát hiện ra một cụ đã mất.Nhân dân và tổ quốc tri ân đã trân trọng đưa Cụ lên tủ kính đặt trong Đền Ngọc Sơn để con cháu nước Việt bày tỏ lòng thành kính.
Cụ mất đi trong niềm hoan lạc với lý do thật là đơn giản: KHÔNG LẬT MAI LÊN ĐƯỢC.


Đây là Cụ Ông vẫn còn sống,thỉnh thoảng nổi lên xem chúng nó làm ăn thế nào.
Hình ảnh Cụ Rùa BÀ được trân trọng bày trong tủ kính Đền Ngọc Sơn hiện nay

Cách thoát khỏi đàn ông?


Không ai mong muốn nhưng chắc không ít lần bạn gái sẽ bị đàn ông lạ mặt tấn công và có ý định làm gì đó mà bạn không muốn( trường hợp anh ta tấn công mà bạn lại thích bị tấn công thì không nói làm gì).
Vậy, một lúc nào đó tại nơi hoang vắng bạn bị một gã nào đó muốn sàm sỡ và có ý định xấu.Bạn sẽ làm gì? kêu to lên à?. không ai nghe thấy.
Chửi hắn ta à, nó càng tấn công dữ dội.Làm gì đây? có nhiều cách thoát ra như bạn có võ thì không nói làm gì hoặc bạn cầu xin hắn và hắn tha cho. Nhưng các cách này không phải ai cũng có thể làm được.Lời khuyên của tui là : Tấn công hắn để thoát ra.Tấn công thế nào?
Trong trường hợp đó, hãy bình tình trong giây lát để hắn ngạc nhiên và lựa thời cơ dùng toàn bộ sức lực của hai ngón tay trỏ, chụm lại và đâm mạnh hết sức vào phần lõm của yết hầu hắn( dưới phần cổ họng của đàn ông) đó chính là điểm yếu nhất trên cơ thể đàn ông mà chỉ cần dùng sức của hai ngón tay chụm lại đâm mạnh vào thì không đàn ông nào kể cả người là võ sư đi nữa có thể chống cự lai được đòn tấn công này.
Và sau miếng võ đó bạn có thể thoát khỏi hai bàn tay của gã đó và trốn thoát.
Đây là miếng võ mà các võ sư người Israel biểu diễn tại Singapore trong năm 2010.Viết dành riêng cho các bạn gái có dịp thăm blog này.

Chỗ tấn công mà không đàn ông nào chịu đựng nổi

Bài kiểm tra lớp 2 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 2 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 3 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 3 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 5 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 5 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 4 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 4 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 6 Toán – Tiếng Anh năm 2010

Bài kiểm tra lớp 6 Toán – Tiếng Anh năm 2010

Dắt nhau dời khỏi trường quốc tế tại Việt Nam ? Vì sao nên nỗi!



Buổi sang cuối tháng 12, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 (TP.HCM) đã phải từ chối lời xin chuyển trường của một phụ huynh có con đang học trường mang danh quốc tế. Trong những ngày sắp hết học kỳ 1 này, bà đã nói không với nhiều trường hợp tương tự. 

Ngày càng nhiều 

Các trường quốc tế chủ yếu dạy theo chương trình được quy định của Bộ GD-ĐT và dạy thêm một vài môn bằng tiếng nước ngoài. Ảnh chỉ có tính chất minh họa
“Chạy khỏi” hay “tháo chạy” khỏi trường quốc tế là những từ ngữ được dùng để phản ánh một trào lưu ngược đang manh nha của các phụ huynh hiện nay. Hiện tượng này sốt tới mức, mới đây nhất, ở Hà Nội đã có một văn bản quy định không cho phép học sinh từ các trường dân lập chuyển về trường công lập “ngang xương”. 

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 5 (TP.HCM) chia sẻ với báo 
Giáo dục TP.HCMtrường hợp một học sinh lớp 4 từ trường quốc tế chuyển qua. Vào lớp,  cháu học gần như kém nhất, đặc biệt là môn tập làm văn, chữ viết xấu”.

Một trường hợp khác được dẫn lại từ lời kể của hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1: Khi được nhà trường xếp vào lớp đang học chương trình Tiếng Anh Cambridge thì khả năng của em không có gì nổi bật so với các bạn, dù khi chuyển con về, phụ huynh khẳng định trình độ tiếng Anh của con mình khá giỏi. 


Ở Hà Nội những năm gần đây, thêm nhiều trường học từ bậc mầm non xuất hiện cũng chiêu sinh theo giới thiệu là trường quốc tế”. Tuy nhiên, theo phản ánh của báo Lao Động, không phải phụ huynh nào bỏ ra tiền tỉ cũng thu lại được kết quả như mong muốn.
 

Sau hơn một năm cho con học trường ở khu vực Mỹ Đình, chj Thu Trang (quận Hoàn Kiếm) nhận thấy con vẫn “hổng” kiến thức dù có điểm số trên lớp cao nên đã thuê gia sư kèm cặp thêm. Chưa kể, vốn tiếng Anh của cháu yếu.
 Hiện tại, chị đang mắc mứu giữa chuyện tiếp tục cho con theo học "nội" hay "ngoại".

Lãnh đạo nhiều phòng giáo dục các quận ở TP.HCM cho hay, hai năm gần đây, ngày càng nhiều phụ huynh có con học trường quốc tế muốn chuyển con về trường công lập. Đầu năm học 2010 - 2011 các trường trên địa bàn quận 1 đã tiếp nhận 79 HS từ các trường quốc tế chuyển về. Con số này ở quận 5 là 85.
 

Trong bài viết đăng hồi tháng 10, báo
 Tuổi Trẻ dẫn tâm sự của một phụ huynh cho biết, chị khá hài lòng chuyện phục vụ, chăm sóc cho các cháu ngủ, nghỉ ở trường quốc tế. “Nhưng có nhiều chuyện khác, mà phải ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Ngoài lý do phổ biến là không lường hết mức tăng học phí chóng mặt, chị và các phụ huynh nản lòng hơn cả là việc đổi giáo viên liên tục vào đầu năm học: “Cứ 2 - 3 tuần, lại thấy tên cô giáo mới trong sổ báo bài”.
 

Lo lắng chuyện con nhầm tưởng về khả năng của mình vì thường được nhận điểm cao, lo lắng việc con không rành giao tiếp tiếng Việt, không rành lễ nghĩa… cũng là những lý do khiến phụ huynh quyết định không kiên trì con đường “học quốc tế” cho con.
 

Dạy học theo hướng nhẹ nhàng, không gây áp lực cho học sinh, buổi tối học sinh không phải học bài, làm bài tập, không phải đi học thêm... là chủ trương mà nhiều trường quốc tế áp dụng. Trong khi đó, đây cũng là những trường dạy theo chương trình chung của Bộ GD-ĐT. Hiệu trưởng một trường quốc tế thẳng thắn: So với tần suất phải đi học thêm tại nhà cô giáo vào buổi tối, rồi về nhà tự học thì học sinh trường ông chỉ đạt “chuẩn” kiến thức.
 

Trong chủ đề
 “Chọn trường điểm hay trường quốc tế” trên diễn đàn webtretho, chia sẻ của một phụ huynh từng làm việc trong môi trường này nhận được nhiều sự đồng cảm của các thành viên.

Theo chị, trẻ em học ở trường  quốc tế đều có hoàn cảnh gia đình khá giả, đa số các em không  biết coi trọng đồng tiền, đua đòi và chạy theo những giá trị vật chất quá nhiều. Các em cũng không biết chia sẽ vì xung quanh bạn bè ai cũng giàu có nên ko cần phải chia sẽ hay cảm thông gì cả. Một điều tế nhị là các học trò chủ yếu chỉ nghe lời giáo viên của mình, là người nước ngoài, nhưng không có thái độ như vậy với giáo viên, trợ giảng người Việt.
 

Một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tại 1 trường cấp 3 ở TP.HCM, gia đình khá giả, đủ sức lo cho con vào trường quốc tế, góp chuyện để các phụ huynh thông tin tham khảo: Chị từng hướng dẫn nhiều sinh viên thực tập môn GDCD, các em đều rất giỏi chuyên môn nhưng sau khi ra trường không xin được dạy đúng chuyên môn, các em xin vào trường quốc tế và được bố trí dạy lớp 1,2,3...
 

Đâu là lựa chọn tốt nhất?
 

Theo dõi câu chuyện “thay đường học giữa dòng” cho con, chị Phan Thanh Thảo phân tích: Có thể phụ huynh chưa để ý đến 3 vấn đề thực tế của trường quốc tế tại Việt Nam nên khi cho con học, không lường tới những điều không mong muốn phát sinh.
 

Đó là, ngoài số rất ít các trường học theo chương trình nước ngòai, hầu hết chương trình học là chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT  quy định như tất cả các trường khác trong nước. Thầy cô giáo là người Việt được đào tạo trong nước và các trường quốc tế đều đi thuê địa điểm dạy và học (nên học phí phải tính cả phần thuê cơ sở vật chất này nữa).
 

Tuy nhiên, phụ huynh Lâm Thúy Ái kiên định: Chuyện con học như thế nào là do quan niệm của cha mẹ. Gia đình chị quan niệm những năm đầu đời bé chỉ cần những gì căn bản nhất nên không có những tiêu chí khắt khe với con.
 

Chị Linh Trần thì cho hay, một học sinh học dù ở bất kỳ môi trường nào nếu không có sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh thì đều mất căn bản chứ không riêng ở trường quốc tế.
 

“Trách nhiệm của các bậc cha mẹ ở trên là gì khi không dạy dỗ được con em họ nhưng lời chào hỏi thân mật trong giao tiếp hằng ngày, họ có bỏ thời gian ra để xem bài vở của con em mình ở trường không, có ở bên cạnh để động viên khích lệ con em học tập không?”.
 
Trước khi cho con theo học trường quốc tế thì các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ vài điều dưới đây:
1. Trường mà bạn muốn cho con bạn theo học có thật sự là trường quốc tế hay không? Khi tìm hiểu một trường, hãy đặc biệt quan tâm đến chương trình đào tạo (ví dụ trường BIS dạy theo chương trình của Anh, SSIS theo chương trình Mỹ...).
2. Quan tâm đến đội ngũ giáo viên của trường, tiếp xúc và tìm hiểu trình độ chuyên môn của họ. 
3. Tiền rất quan trọng. Nếu vẫn có nguy cơ  "đứt gánh nữa đường"thì bạn sẽ dễ khiến cho con của mình lưu vong ngay trên chính quê hương.
4. Nên xem xét điều mình thật sự muốn ở con mình. Nếu bạn đơn thuần chỉ muốn con có một chương trình học dễ dàng hơn thì trường quốc tế không hề giúp ích cho con bạn vì chương trình  học của họ tuy không nặng theo kiểu Việt Nam, nhưng cũng không nhẹ một chút nào. Hay nếu bạn muốn con bạn sau này thuận tiện du học nước ngoài thì học ở trường công lập VN hay trường quốc tế đều như nhau hết vì các em đều phải vượt qua những kì thi như SAT, IELTS.... 

Giá trị lớn nhất của việc học ở một trường quốc tế là  các em được tự do thể hiện và phát triển theo đúng năng khiếu, khả năng sáng tạo.  Ngoài ra, việc cho con học trường quốc tế cũng có giá trị về mặt thương hiệu cho chính gia đình phụ huynh.
(Theo webtretho)
  • Sưu tầm trên vnn

Tiêu chuẩn 5 C ở Sing có khác 5 C ở Việt Nam?


Xã hội quá phát triển, mức thu nhập quá cao và sự quá lơi lỏng trong cách quản lý của gia đình và xã hội là những yếu tố thay đổi bản chất của những công dân Singapore trẻ tuổi trong suốt những năm qua. Thay vào những con người cần cù đầy nhiệt huyết với một khả năng làm việc hiệu quả dưới sức ép cao của những thập kỷ 70 - 90 là những con người “hiện đại” của ngày hôm nay với nhiều nhu cầu, đòi hỏi lớn.
“5C” là gì?
“5C” là từ viết tắt của 5 danh từ tiếng Anh: Car (ô tô), Cash (tiền mặt), Credit Card (thẻ tín dụng ngân hàng), Cheque (séc, ngân phiếu) và Condominium(chung cư cao cấp). Với ô tô, tất nhiên đó không phải là những thương hiệu bình thường như Toyota, Hyundai hay Daewoo mà phải là các loại xe đắt tiền như Mercedez, BMW, Audi, Jaguar... Với tiền mặt, tất nhiên đó không phải là những đồng tiền lẻ mà ít nhất cũng phải là đồng 50 đô la Singapore (tương đương 500 ngàn đồng). Với Credit Card, tất nhiên đó không phải là những loại thẻ bình thường, mà phải là các loại thẻ “quý tộc” như: “Thẻ vàng”, “Thẻ tí hon”, “Thẻ màu đen huyền bí”... Với ngân phiếu, tất nhiên đó phải là những tờ ngân phiếu 5 chữ số trở lên. Còn với các khu chung cư cao cấp, đó không chỉ là những khu nhà bao gồm bể bơi, phòng tập thể hình, phòng xông hơi... mà nhất thiết phải ở gần CBD (Central Business District - quận trung tâm), gần Orchard road (khu phố mua sắm nổi tiếng), gần MRT (Mass Rapid Transit - trạm tàu điện ngầm)...

Đó là những điều thể hiện giá trị “sành điệu” của một cuộc sống “thượng lưu”. Chính vì thế, cuộc sống của thế hệ trẻ Singapore từ lâu đã sớm ảnh hưởng bởi cái giá trị 5C đầy ma lực này.

Một xã hội đang thay đổi
Ở Singapore, người dân có câu: “yankee, yankee, pocket no money” (yankee, yankee ám chỉ tiếng kêu của các đồ trang sức trên người, nhưng thực tế trong túi người đó lại không có tiền). Đó là một câu phản ánh đúng thực trạng xã hội Singapore lúc này. Chính vì chạy theo giá trị 5C mà xã hội Singapore đã và đang thay đổi rất nhiều. Người không có đủ tiền cũng mua ô tô trả góp trong 10 - 12 năm, người thu nhập chưa cao cũng cố thế chấp, vay mượn ngân hàng để mua một căn hộ 4 phòng ngủ ở một khu chung cư cao cấp nào đó. Credit Card (thẻ tín dụng) là một cách “tiêu tiền trước” rồi “kiếm tiền trả sau” và giới trẻ Singapore biết rõ là nó nguy hiểm như thế nào một khi không có khả năng chi trả, thế nhưng nhiều người trong số họ lại luôn có tới ít nhất 2 thẻ tín dụng...

Giá của một chiếc xe ô tô loại “tầm tầm” ở Singapore cũng vào khoảng 70 đến 80 ngàn đô la Singapore, (tương đương 700 đến 800 triệu đồng) và chi phí thuế má, xăng dầu, bảo dưỡng... ít nhất cũng là khoảng 8.000 đô la Singapore/mỗi năm (tương đương 80 triệu đồng). Điều này cho thấy một thực tế: trừ các CEO (Chief Excutive Officer - Tổng giám đốc điều hành) của các tập đoàn kinh tế lớn thì những người đi xe đắt tiền còn lại đều là những người đang nợ ngân hàng rất nhiều tiền và có thể là những người nghèo nhất. Họ chạy theo giá trị 5C trong khi bản thân họ không có đủ khả năng làm việc để chi trả cho sự chi tiêu của mình.

Singapore, có những khu nhà 20 tầng với hàng trăm căn phòng mà chỉ có vài ba hộ dân cư sinh sống. Lý do cũng đơn giản, đó không phải là những khu chung cư cao cấp và đều ở khá xa trung tâm thành phố (ví dụ như khu Woodland, nằm gần biên giới Malaysia). Kể cả khi có ô tô đắt tiền, có một hệ thống tàu điện ngầm không người lái hiện đại và có cả hệ thống mái che mưa nắng dẫn từ các khu nhà ra tới tận các bến xe buýt thì việc thuyết phục những “con người 5C” đến “lấp kín” các khu căn hộ bình dân HDB (thuộc Housing Development Board - Trung tâm phát triển nhà ở quốc gia) luôn là điều vô cùng khó khăn...(đến thời điểm này không có nhà nào lại ít dân ở như vậy nữa, đó là thực tế mà chủ blog này ghi nhận được).

Những gì đang diễn ra trong cuộc sống của người dân Singapore nói chung và giới trẻ Singapore nói riêng cũng là những gì đã và đang diễn ra ở các quốc gia phát triển khác trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc... Điều đáng bàn ở đây: Singapore vốn là một đất nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa phương Đông, coi trọng giá trị tình cảm con người, gia đình và các giá trị truyền thống khác bởi 71% dân số đất nước này có nguồn gốc Trung Hoa. Liệu sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực như trên có phải là cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế tột bậc?
Nguyễn Đồng Anh