Thursday, September 15, 2011

Lời Bác dạy liệu còn đúng?

Nhớ lúc còn đi học cấp 1, ngày đầu tuần nào cũng được hát bài Quốc ca, Đội ca và hô khản giọng 5 điều Bác dạy. Nhưng có 4 điều trên thì ít nhớ chỉ hay nhớ điều cuối cùng : Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Theo năm tháng lớn lên học hết phổ thông, lên đại học rồi đi làm, điều thứ 5 chỉ còn nhớ mỗi một chữ Khiêm tốn. Cha mẹ và các bậc đàn anh cũng đều giống mình thuộc mỗi điều thứ 5 là Khiêm tốn mà cũng quên phần đuôi.
Theo từ điển tiếng Việt, khiêm tốn có nghĩa là : Là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn tự kiêu, không tự cho mình hơn người.
Thế là hỏng mất rồi, cả xã hội được dạy chữ kính nhường nhưng vấn đề là khi cuộc sống đã sang thời internet, thế giới đã trở thành cái 'làng' thu nhỏ, kính nhường làm người Việt bỏ lỡ biết bao cơ hội để phát triển.Trái lại,người Phương Tây đề cao cái "Tôi" mà hạ thấp cái "Chúng ta" và vì thế trong kinh doanh họ sẽ nói: Tôi muốn được làm ăn với ông thì người Việt mình lại nói : Chúng tôi muốn được làm ăn với ông.
Được dạy hai chữ khiêm nhường nên người Việt được dạy khi nói chuyện nên nhường cho người khác nói nhiều và cho rằng người khôn ăn nói nửa chừng.
Loanh quanh vì chữ khiêm nhường vì thế cơ hội đáng cần thể hiện thì không thể hiện, và như thế đã bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn vì khi ta không thể hiện, không nói thì người ta biết anh là ai, anh là người thế nào và khả năng của anh mang lại cho đối tác đến đâu...Thay bằng ta nên năng động , chủ động thể hiện phô bày khả năng của mình và thuyết phục họ.Chắc chắn hiệu quả và năng suất sẽ tăng đột biết.

Lời Bác Hồ dạy không sai nhưng không còn hợp thời nữa. Thế hệ trẻ ngày nay thay vì được dạy: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm thì hãy xin gọi hồn Bác để Cụ cho đổi là : Năng động, thật thà, dũng cảm.

Thay chữ khiêm tốn thành năng động.Thay một chữ có thể đổi được cả một tương lai.