Popular Posts

Monday, August 29, 2011

Sứ quán Việt Nam ở Singapore đã quan tâm?

Tối qua, ngồi tán phét với một cậu hàng xóm ( công an nghĩa vụ ở bên này) ở quán cafe nó rỉ cho mình một tin không vui. Rằng : bọn Việt Nam mày nên cẩn thận vì hiện nay có nhiều vụ việc do người Việt gây ra ở Sing như: đưa chị em sang đây làm nghề hương phấn, bán thuốc lá lậu, đặc biệt là việc một số vị đạo chích người Việt phát hiện ra người Sing rất mất cảnh giác khi đi lại trên phương tiện công cộng nên đã sang đây hành nghề và đã bị phát hiện và xử tù. Nó bảo luôn: bọn tao có chỉ thị phải take action ( hành động) đối với các đối tượng này và như thế có nghĩa là người Việt đang bị soi.

Điều hiện nay có thể khẳng định là: Người Việt Nam ở Sing là cái tên không có nhiều tỳ vết trong suy nghĩ của cư dân bản địa. Hơn thế nữa  thị trường, vị thế và con người Việt Nam đang được Singapore rất tôn trọng và chú ý. Nhưng vấn đề ở chỗ, giống như cộng đồng Việt Nam ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Nga, Đức....trước những năm 90 được người bản địa yêu bao nhiêu thì sau này khi cộng đồng đông lên, những thói hư tật xấu phát sinh thì tình cảm đó cũng phai mờ và thậm chí ghét bỏ bấy nhiêu.

Như một lời mong muốn, Đại sứ quán tại Singapore và  cá nhân Ông Đại sứ mới nên tìm hiểu vấn đề này và có những biện pháp tích cực để cái tên Việt Nam sẽ giữ được tiếng thơm trong lòng dân bản địa.
Mong thay.

Sunday, August 28, 2011

An cư tại Singapore

An cư tại Singapore

Saturday, August 27, 2011

Dân chủ là dân 'mở miệng'

Dân chủ là dân 'mở miệng'

Kiểm lại phiếu bầu Tổng thống Singapore

Cuộc bầu cử Tổng thống Singapore đã căng thẳng và vô cùng kịch tính ngay từ thời điểm công bố 4 ứng cử viên đều mang họ Tan đủ điều kiện ứng cử.
Đến lúc này 1.45 am sáng ngày 28/8, kết quả bầu cử Tổng thống Sing được thông báo kiểm phiếu lại. 
Đây là sự kiện khó tin và phản ánh kết quả ủng hộ rất sát giữa hai ứng viên : Tiến sĩ Tony Tan và Ông Tan Kian Boo khi hai ứng cử viên khác là các Ông Tan Kiam Lian và Tan Kee See đã thừa nhận khả năng thất cử sớm.
Chúng tôi sẽ có thông tin sớm về kết quả bầu cử hôm nay.

Wednesday, August 24, 2011

Đạp mặt thì rút kinh nghiệm, tát mặt thì 9 tháng tù. ÔI quê hương tôi

Bài xin chép trộm từ trang Anh Tuanddk:

Công lý trả đũa


8 năm trước, một "người đi bộ không đúng luật" gây chết người đã được đưa ra xét xử tại TP HCM. Vụ này có hậu quả nghiêm trọng là gây chết người. Đây là vụ đầu tiên của cả nước, mang tính chất án điểm dù không xử lưu động công khai. Án 9 tháng cải tạo không giam giữ. Suốt 8 năm nay, không có thêm vụ thứ hai dù những người đi bộ cản trở giao thông vẫn xảy ra như cơm bữa. Mới biết án điểm chả hề có tác dụng nếu nó chỉ trừng trị mà không có tác dụng giáo dục ý thức pháp luật của người dân.
Khi clip thiếu nữ tóc đỏ, mặt mày hung tợn đẩy dúi, tát cảnh sát giao thông được tung lên mạng, 99% người xem đều cảm thấy bất bình. Những bình luận đều cho thấy họ phẫn nộ trước hành vi quá chợ búa và vô giáo dục của một cô gái còn rất trẻ. Hành vi của cô cần được xử lý bằng pháp luật, để đảm bảo sự nghiêm mình của pháp luật.Nhưng khi cô nữ sinh chưa đầy 18 tuổi mặc áo trắng, đứng lẻ loi trước vành móng ngựa và nhận bản án 9 tháng tù cho một cái tát, dù là cái tát vào biểu tượng pháp luật, thì dư luận lại bức xúc với bản án của các vị phán quan, cũng nhân danh pháp luật. 9 tháng tù cho một cái tát là một bản án quá nặng nề.Sự nặng nề có ngay trong phần lập luận của bản án khi hành vi của cô được đánh giá là "nguy hiểm cho xã hội", là "ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe" của những người thực thi pháp luật. Có đến mức độ như thế hay không? Có nguy hiểm đến mức nhất thiết "cách ly khỏi xã hội" hay không? Có lẽ phản ứng của hàng trăm người dân dự tòa và hàng ngàn comment trên mạng Internet trong 24h qua cũng đủ để trả lời: Đã không xuất hiện cảnh ném đá.Nền pháp luật của thời đại văn minh khác với thời trung cổ ấu trĩ ở chỗ nó phải đặt giáo dục lên trên sự trừng phạt. Một bản án, dù là vô tư, cũng phải có lý, có tình. Nếu một bản án điểm, xử lưu động, gây phản ứng dư luận về sự nghiêm khắc đến hà khắc, nặng nề y như một sự trả đũa, thì liệu đó có phải là bản án phản tác dụng giáo dục ý thức pháp luật chung?Nữ sinh 18 tuổi, nữ bị cáo đã khóc tại tòa. Cô nói cô hối hận. Cô bảo cô đã sống trong sự dằn vặt và sợ hãi. Và một chi tiết, tưởng nhỏ, là cô đã nhuộm lại mái tóc đen của mình.Liệu có nên trừng phạt nặng nề một người đã nhận ra và hứa sửa chữa lỗi lầm của mình?

Sunday, August 14, 2011

Đoán mò về Tướng Nhanh

Rất có thể Tướng Nhanh sau tuyên bố không đàn áp người biểu tình yêu nước sẽ được bổ nhiệm vị trí cao hơn và người thay thế sẽ là một nhân vật cứng rắn với biểu tình.
Tôi đoán mò như vậy.
Để xem sao

Tin Singapore trong tuần

Tin Singapore trong tuần

Monday, August 8, 2011

Tổng thống Singapore, có còn là hữu danh vô thực?

Sáu ứng viên Tổng thống Sing( Ảnh Strait Times)
Singapore là nước dân chủ đại nghị nơi mà quyền lực tập trung trong tay Chính phủ giống như mô hình nước Đức. Và theo đó vị trí Tổng thống không phải là người ra chính sách và điều hành chính sách quốc gia mà chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ của một người đứng đầu Nhà nước.
Ngày 27 tháng 8 này, hơn 2 triệu dân Sing laị được đi bầu tổng thống sau 2 nhiệm kỳ liền của Tổng thống Nathan hiện nay. Ông Nathan do không có ứng viên tranh cử nên cả hai nhiệm kỳ đều không thông qua bầu cử và đương nhiên được công nhận là Tổng thống và thế là dân Sing không cần đi bầu cử nữa.
Năm nay thì khác, ít nhất có đến 6 ứng viên thông báo ra tranh cử chức vụ này. Có rất nhiều điều khác biệt về việc bầu tổng thống tại Sing, có thể kể ra mấy dòng: 
1. Sáu ứng viên ảnh trên phải nộp đơn đăng ký ứng cử phải được một hội đồng ba người do Thủ tướng chỉ định cấp giấy chứng nhân đủ điều kiện ứng cử mới có cơ hội tham gia vòng bỏ phiếu.
2.Điều kiện để lọt vào vòng bỏ phiếu : Phải từng là người giữ chức vụ Bộ trưởng trở lên, điều hành doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 100 triệu đô la sing trở lên. Sau khi lọt vào vòng bỏ phiếu phải nộp đặt cọc tranh cử 48 ngàn đô, số tiền này chỉ được hoàn lại nếu đủ tỷ lệ ủng hộ từ 12.5% số phiếu trở lên hoặc ngược lại thấp hơn số % kia sẽ mất tiền đặt cọc.
Tổng thống Singapore làm gì và được gì?
Tổng thống Sing là người không thuộc đảng phái. Người ứng cử nếu là người của đảng nào thì phải rút khỏi trước khi ra tranh cử. Ông Tony Tan ( người có mái tóc bạc hất ngược trong ảnh) nguyên là cựu phó Thủ tướng, Chủ tịch cơ quan SPH là tập đoàn truyền thông nhà nước Sing đã tuyên bố không còn là đảng viên đảng cầm quyền để tham gia tranh cử. Ông là người được Chính phủ ngầm ủng hộ và gần như chắc chắn sẽ trở thành Tổng thống nhiệm kỳ 6 năm tới.
Tổng thống làm gì?
Hiến pháp Singapore qui định Tổng thống có mấy quyền hiến định
- Phê chuẩn thành viên nội các
- Thông qua ngân sách của Chính phủ. Người quản lý toàn bộ ngân quỹ dự trữ quốc gia.
- Giám sát chính phủ thực thi luật An ninh nội địa
- Giám sát chính phủ thực thi chính sách đoàn kết dân tộc và tôn giáo
- Đảm bảo công tác chống tham nhũng theo luật: Chỉ đạo hoạt động chống tham nhũng thuộc Thủ tướng nhưng trường hợp Giám đốc cơ quan chống tham nhũng đề nghị điều tra một nhân vật, một tổ chức nhưng thủ tướng không đồng ý thì Tổng thống cho phép thực hiện. Đây là quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, Tổng thống ra quyết định không phải một mình mà có cơ chế kiềm chế việc ra quyết định cá nhân là Tổng thống có một hội đồng tư vấn 6 thành viên chuyên ra khuyến nghị cho Tổng thống và căn cứ tư vấn của hội đồng tổng thống ra quyết định.
Có nhiều hạn chế cho thực quyền của Tổng thống Singapore mà điển hình là ý kiến của Ông Shamugram Bộ trưởng Luật pháp kiêm bộ trưởng ngoại giao Sing khi Ông tuyên bố ngày 7/8: "Tổng thống không có quyền phát biểu trước công chúng về chính sách và mọi việc cần bàn bạc với Thủ tướng và Tổng thống có trách nhiệm giữ bí mật nội dung trao đổi với Thủ tướng". 
Các ứng viên đối lập không dễ chấp nhận điều này tuy nhiên vấn đề là ai sẽ được dân tín nhiệm bầu làm Tổng thống. Quả thực nếu một trong số ứng viên có quan điểm đối lập thắng cử, Chính phủ sẽ rất đau đầu là điều chắc chắn.
Tổng thống Singapore được gì ?
Ông được coi là nhà ngoại giao số 1 và hưởng lương cao nhất thế giới . Lương Ông Nathan đương nhiệm là 4.3 triệu đô la Singapore một năm. Nhưng có chuyện vui của dân Sing là họ hay tếu táo nói Ông 'thợ làm vườn' ý nói ông Tổng thống nhàn rỗi mà lại hưởng lương ngất ngưởng.
Cùng chờ xem dự đoán của vietsing24h về việc Ông Tony Tan sẽ trở thành Tổng thống vào ngày 28/8.


Cậu học trò thông minh của Vietsing24h

Cậu học trò thông minh của Vietsing24h

Hợp tác giữa NUS Singapore và vietsing24h

Hợp tác giữa NUS Singapore và vietsing24h

Singapore - Con đường chông gai đến quyền độc lập


Ngày này cách đây 46 năm, 9/8/1965 Singapore dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tuyên bố là nhà nước độc lập. Xin giới thiệu với các bạn đôi điều thú vị của quá trình thăng trầm dẫn đến sự ra đời của nhà nước nhỏ bé và thịnh vượng này:
Singapore là một hòn đảo có diện tích hiện nay là 702 km vuông ( tức chưa bằng 1/4 diện tích của Hà Nội), chiều dài 42 km tính từ Đông sang Tây và 23 km tính từ Bắc sang Nam. Một quốc đảo nằm giữa hai đất nước lớn là Malaysia và Indonexia.Không có nguồn tài nguyên thiên nhiên do đó phụ thuộc vào bên ngoài về những nhu yếu phẩm chủ yếu như nguồn nước ( nhập từ Malay) gạo và nhu yếu phẩm khác.Nhưng bù lại, thực dân Anh đã có con mắt tinh tường khi chọn Singapore với vị trí yết hầu của khu eo biển Malaca. Điểm nối giao thương khu vực và quốc tế.
Con đường trở thành một quốc gia độc lập cũng nhiều trông gai, khi hòn đảo này trong giai đoạn từ năm 1942 đến năm 1965 đã trong sự thống trị của nhiều quốc gia: 
1. Giai đoạn 1942-1945 ( thống trị của người Nhật): Giai đoạn đẫm nước mắt
Sự thất trận của người Anh trước phát xít Nhật đã biến hòn đảo thành một vùng chiếm đóng của quân Nhật .2.Giai đoạn 1947 Giai đoạn bạo động kéo dài
Đây là thời kỳ phục hồi sau chiến tranh, giai đoạn này Singapore thiếu trầm trọng nhân lực và nhà ở ( đây là thời kỳ di dân đến Singapore lớn nhất đặc biệt từ các tỉnh phía Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam...Thời kỳ này người dân bất mãn với chính sách quản lý của người Anh khi họ cho rằng chính quyền Anh không làm như kỳ vọng của nhân dân và đó là một lý do cho sự phát triển của phong trào cộng sản tại Singapore.Đặc biệt là sự phát triển của phong trào cộng sản Mãlai có tự hỗ trợ của cộng sản Trung Hoa. Biểu tình đình công là hai sản phẩm chính của những người cộng sản mà theo theo quan điểm chính thống hiện nay là phong trào cộng sản là lý do dẫn đến đói nghèo và mất ổn định.
3. Giai đoạn hỗn loạn 1954-1955: 
Đó là cách đánh giá của chính quyền hiện nay về giai đoạn này, phong trào cộng sản gần như thắng thế tại Singapore thời gian này với việc lãnh đạo đảng cộng sản Mã lai đã gần như đã đoạt được quyền lực nhưng nhanh chóng bị đàn áp tàn khốc của thực dân Anh. Lưu ý Ông Lý Q Diệu có quá trình chống cộng quyết liệt không kém gì ông Diệm ở Miền Nam miền Nam.
4. Giai đoạn độc lập hạn chế 1955
Lãnh đạo phong trào Liên Minh Lao động của David Marshall đã buộc thực dân Anh công nhận quyền độc lập hạn chế của Singapore và Ông đã trở thành người đứng đầu chính quyền tự trị đầu tiên của Singapore ( First Chief Minister). 
5. Trở thành một nhà nước tự trị và ý tưởng gia nhập Liên bang Malaysia năm 1959
Đảng nhân dân hành động PAP của Thủ tướng Lý Quang Diệu giành quyền lãnh đạo chính phủ thông qua bầu cử. Singapore đã là một nhà nước tự trị có quyền độc lập với nước Anh về các vấn đề kinh tế, xã hội ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng.Cũng trong giai đoạn này đã có phương án đưa ra là sáp nhập Singapore vào liên bang Malaysia nhằm đảm bảo liên kết kinh tế với Mã lai trong khi duy trì quyền độc lập như một nhà nước.
Giai đoạn này là thời kỳ mà quốc ca và cờ Singapore hiện nay được tạo ra và duy trì cho đến ngày nay và đó là lý do mà bài hát quốc ca hiện nay là bằng tiếng Malay.
6. Giai đoan 1961 -1963: 
Singapore sáp nhập trở thành một bang trong thành phần liên bang Malaysia.
7. Sự ra đời của Nhà nước Singapore ngày nay 1965
Là một bang trong thành phần liên bang Malaysia, tuy nhiên quan hệ giũa chính quyền liên bang và Singapore gặp trở ngại khi quan điểm về cách tiếp cận các vấn đề chính sách quản lý của chính quyền liên bang và Singapore rất khác nhau trong lúc này bạo động sắc tộc diễn ra dữ dội trong các cộng đồng đặc biệt là giữa cộng đồng người Hoa và người gốc Mã lai.Tại Malaysia( cho đến tận hiện nay) người Mã chiếm đa số trong khi ở Singapore người Hoa chiếm đa số.
Xung đột sắc tộc diễn ra gay gắt và vô số thương vong dẫn đến sự tổn thương về đoàn kết quốc gia và tôn giáo. Quan điểm của Liên bang là ủng hộ người Mã lai trong khi quan điểm của bang Singapore là tập hợp đoàn kết tôn giáo.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh cao khi Ông Lý Quang Diệu gạt nước mắt ( hành động có thật trong lễ tuyên bố tách Singapore khỏi Malaysia để trở thành quôc gia riêng) tuyên bố từ ngày 09/8/1965 Singapore trở thành một quốc gia độc lập.
Tư tưởng đoàn kết quốc gia của Singapore đã thể hiện đúng đắn cho đến ngày nay khi quốc gia này không những tạo dụng được một đất nước hùng cường mà là hình mẫu của đoàn kết sắc tộc, tôn giáo.







Saturday, August 6, 2011

Tin ngắn tuần 1 tháng 8

Tin ngắn tuần 1 tháng 8
vietsing24h mở mục điểm tin ngắn hàng tuần Singapore. Mong các bạn cùng theo dõi.

Nghỉ học giữa chừng tại Singapore, bạn phải làm gì?

Đi học nước ngoài là một nhu cầu của rất nhiều bạn trẻ hiện nay và một điểm đến được nhiều gia đình lựa chọn là Singapore do có hệ thống giáo dục khá tốt, môi trường an toàn và điều kiện nhập học khá dễ dàng. Tuy nhiên, du học là một hành trình dài mà không phải ai cũng đi hết con đường đã chọn.
Lý do thì nhiều vô kể: Sức khỏe, khác biệt văn hóa, nhớ người yêu không chịu được ... nhưng trong phạm vi bài viết này xin đề cập đến trường hợp xin nghỉ học vì lý do tài chính gia đình khó khăn. Từ một câu chuyện thực tế đã được chứng kiến khi bạn T ( xin phép không nêu tên) đang học tại một trường tư thục Singapore chương trình tiếng Anh 6 tháng. Khi sang Singapore bạn thi kiểm tra đầu vào và được nhận vào trường học hai khóa thời gian 3 tháng một khóa. Theo hợp đồng bạn sẽ đóng tiền từng khóa học và khi hết tháng 7/2011 bạn sẽ hết kỳ đầu tiên.
Trước một tuần khi hết kỳ thứ nhất, gia đình thông báo bạn không thể tiếp tục học được vì lý do gia đình gặp khó khăn tài chính. Bạn đó đã hành động theo phản xạ tự nhiên là thông báo cho nhà trường về lý do không thể tiếp tục học.
Nhà trường ngay lập tức thông tin cho đơn vị du học ở Việt Nam để liên hệ cho bạn T về phải đóng hết tiền theo hợp đồng. Sự việc không dừng ở đó, nhà trường đã yêu cầu lên gặp và lập tức thu lại Student Pass và đồng thời thông báo : Bạn không có thẻ Student Pass và đang nợ kỳ thứ hai nên không được và không thể về Việt Nam.
Hành trình lo lắng bắt đầu với cậu bé T ( 19 tuổi) về việc sợ hãi sẽ không biết có bị chặn lại ở sân bay không? có bị bắt lại không? làm thế nào để về được khi không còn student pass? và vietsing24h đã cùng với cậu bé gọi đi gọi lại, kể cả về Vn cho cháu. Và cuối cùng khi cứ book vé và ra sân bay thì mọi việc không như cháu lo lắng khi thực tế chỉ là sự dọa dẫm của Nhà trường và đơn vị đưa đi sang Sing.
Câu chuyện này chắc sẽ không chỉ xảy ra với bạn T? vậy khi xảy ra sự việc tương tự thì phải làm sao? và nguyên nhân đằng sau của việc nhà trường ép buộc phải trả và thu hồi student pass. Rõ ràng khi bạn T chấm dứt hợp đồng trước hạn thì họ sẽ buộc phải có cách thu hồi học phí và đơn vị du học cũng sẽ mất phí tuyển sinh.
Về phía các bạn, thay vì thông báo thật thà như cậu T thì có cách khả dĩ hay hơn là thông báo xin bảo lưu vì lý do gia đình gặp khó khăn. Khi đó không nhà trường nào nỡ thu ngay student pass và xử sự căng thẳng với học sinh như thế.
Xin chia xẻ đôi điều với các bạn.




Wednesday, August 3, 2011

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Giao Thông Đinh La Thăng


Bộ trưởng Giao Thông Singapore đi vi hành 
Thưa Bộ Trưởng Đinh La Thăng!
Ông là một người khôn ngoan và biết thời thế. Và cho dù là người ngoại đạo với ngành giao thông nhưng nay dẫu sao Ông đã được giao một chiếc ghế nóng. 
Chiếc ghế Bộ trưởng giao thông 'nóng' cả nghĩa đen vì có đi ra ngoài đường mới thấy nóng thế nào? Biết rằng Bộ trưởng đã lâu không phải và không việc gì phải đi xe công cộng cả. Nhưng Bộ trưởng đã có thời làm cán bộ đoàn, và đã làm đoàn thì công tác vận động quần chúng của người thủ lĩnh phải được coi là số 1.
Nay, xã hội bao nhiêu năm rồi cứ cuối năm nghe các 'Táo' ngày cuối năm báo cáo về mỗi ngày 30 người xách cặp dời nhà ra nghĩa địa. Ông chắc cũng biết tại sao?
Giao thông hỗn loạn, đất nước đình đốn về kinh tế vì nút thắt của giao thông. Văn hóa văn minh thì càng không thể lý giải. Có một ví dụ gửi đến ông: Con gái tôi về đến Hà nội thăm nhà ở phố Kim Đồng Hoàng Mai. Sáng ra thấy người ta chen nhau lên xe bus, cháu hỏi: Vì sao họ phải chen nhau? Tôi đã trả lời : Vì người Việt Nam rất vội con ạ.
Nói dối đối với con trẻ là không tốt nhưng liệu tôi có cách nào nói cho cháu đây. Mong ông hãy dời ô tô công vụ và thử đi xe bus( và đương nhiên hãy cho một nhà báo tác nghiệp bí mật).Ông sẽ hiểu được giao thông và nỗi khổ của người dân.
Khi ấy ông không phải băn khoăn vì sao Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm Ông không đạt tiêu chuẩn học sinh giỏi.*
Dân chúng sẽ bầu Ông 100 % nếu ông làm được việc đó.
Xin gửi kèm ông ảnh một ông bộ trưởng giao thông nước láng giềng Singapore đi xe bus để ông học tập.
Hoan nghênh vô cùng, thưa Bộ Trưởng.

* Ông Thăng chỉ được bầu với số phiếu 71,2%