Monday, February 28, 2011

DU HỌC SINH CẦN BIẾT:Giáo dục cấp 2 Singapore

DU HỌC SINH CẦN BIẾT:Giáo dục cấp 2 Singapore

Việt Nam có mấy ông đứng đầu nhà nước?Nịnh hay không hiểu khái niệm?



Nguyên văn bài trên Dân trí :
“Chấm điểm” Chính phủ, Thủ tướng toàn nhiệm kỳ
(Dân trí) - Kỳ họp cuối cùng QH khóa 12 sẽ dành riêng một buổi để thảo luận, đánh giá công tác điều hành đất nước 4 năm qua (2007-2011) của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước. Trong buổi khai mạc, QH sẽ nghe báo cáo “tự vấn” của những người đứng đầu nhà nước.
Hoạt động điều hành của những người lãnh đạo đứng đầu nhà nước sẽ được xem xét, đánh giá trong kỳ họp này.

Theo chương trình dự kiến do Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng, buổi làm việc đầu tiên, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao sẽ lần lượt trình bày báo cáo tổng kết công tác trong nhiệm kỳ 2007-2011 của mình.
Trong ngày 21/3, Quốc hội cũng nghe báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010, tình hình những tháng đầu năm 2011 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về nội dung này.
Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận về từng nội dung cụ thể. Hoạt động điều hành của Thủ tướng, Chính phủ, Chủ tịch nước sẽ được gom trong một buổi sáng. Thảo luận về báo cáo bổ sung tình hình kinh tế xã hội những tháng cuối năm 2010, kế hoạch 2011, Quốc hội cũng sẽ kết hợp cho ý kiến về phương án sử dụng 3.500 tỷ đồng đầu tư trở lại cho Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam trong năm 2011.
Kỳ họp thứ 9 gói gọn trong vòng 10 ngày (21-29/3), Quốc hội “chốt” lại 4 dự án luật: Luật thủ đô, Luật phòng chống mua bán người, Luật kiểm toán độc lập, Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi.
P.Thảo

Singapore đạt kỷ lục 1.055.000 ngàn du khách trong tháng 1/2011


Con số kỷ lục về lượng khách du lịch đến Singapore trong tháng 1


Kỷ lục mới của Singapore trong tháng 1/2011 trong lĩnh vực du lich là con số du khách đến với quốc đảo này chỉ tính riêng trong tháng 1/2011, đạt mức 1 triệu 55 ngàn du khách quốc tế. Theo thống kê của cơ quan du lich Singapore số lượng khách nêu trên được đến từ các quốc gia chủ yếu như Indonexia,China, Australia, Malaysia, Indonexia và không thể không kể đến khách du lịch Việt Nam.
Năm nay sẽ tiếp tục là năm thành công của ngành du lịch Singapore bởi sức hút của các công trình tuyệt đẹp như cụm công trình phức hợp khách sạn, nhà hát và sòng bạc trên Vịnh Marina Bay Sands.
Một quốc gia có 702 km2 trong một tháng có sức hút hơn 1 triệu du khách.Đáng nể!

Sunday, February 27, 2011

Năm 1979, TQ xâm lược phía Bắc nước ta, Liên Xô đã có động thái gì?


Vietnamese.ruvr: 

Ba mươi ngày chiến tranh và các cố vấn Liên Xô
Photo: EPA
Có những ngày khác nhau trên lịch. Có ngày vui hân hoan, nhưng cũng có những ngày bi thảm. Ngày 17 tháng Hai năm 1979 là một ngày bi thảm đối với nhân dân Việt Nam.
Vào ngày này 32 năm trước, quân đội Trung Quốc đã vượt qua biên giới Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia. Lực lượng Trung Quốc xâm lược bao gồm 7 quân đoàn, lên đến 600.000 người. Phía Việt Nam, đối phó với lực lượng này, lúc đó chỉ có một sư đoàn quân chủ lực, một sư đoàn quân địa phương, lính biên phòng và dân quân tự vệ, với số lượng vũ khí không nhiều, gồm có pháo, súng cối và vũ khí chống tăng.
Ngày 18 tháng Hai, chính phủ Xô viết đã đưa ra một tuyên bố, trong đó, ngoài những điều khác, có nêu rõ: "Liên bang Xô viết sẽ thực hiện các cam kết theo Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Liên Xô và Việt Nam". Hiệp ước này được ký kết tại Matxcova ba tháng trước đó.
Để biểu thị sự hỗ trợ cho Việt Nam và hướng sự chú ý của quân đội Trung Quốc theo phía nam, 29 sư đoàn bộ binh của quân đội Liên Xô gồm 250 nghìn người, với sự hỗ trợ không quân đã được điều đến khu vực gần Mãn Châu ở biên giới Xô-Trung.  
Đồng thời, lãnh đạo Liên Xô đã gửi bổ sung thêm cho Việt Nam một nhóm cố vấn quân sự.
Một trong những nhà lãnh đạo của Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, đại tá Gennady Ivanov nhớ lại:
“Sáng 19 tháng 2, vào ngày thứ ba của cuộc xâm lược, một nhóm các cố vấn quân sự của Liên Xô đã bay tới Hà Nội, gồm các vị tướng có kinh nghiệm nhất, đứng đầu là đại tướng Gennady Obaturov. Ngay sau khi đến nơi, họ lập tức gặp ban chỉ huy tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Các cố vấn  quân sự Liên Xô không chỉ nắm tình hình thực tế qua cuộc tiếp xúc với bộ trưởng quốc phòng Văn Tiến Dũng và tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam Lê Trọng Tấn, mà còn ra mặt trận, lên tuyến đầu nơi quân đội Việt Nam bảo vệ Tổ Quốc. Tại đó, họ đã rơi trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, nhưng may mắn thay, không ai bị thương. Tuy nhiên, đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô vẫn không tránh được tổn thất.
Tại cuộc họp kéo dài 3 giờ đồng hồ ngày 25 tháng Hai với ông Lê Duẩn, đại tướng Obaturov đề xuất di chuyển lực lượng quân chủ lực được huấn luyện tốt hơn từ Campuchia về mặt trận phía Bắc. Đề xuất này, cũng như một loạt đề xuất khác do đại tướng Liên Xô đưa ra, đã được phía Việt Nam thông qua.
Theo  lệnh của tướng Obaturov, các phi công lái máy bay vận tải quân sự Xô Viết đã chuyển cánh quân Việt Nam từ Campuchia về hướng mặt trận Lạng Sơn, khiến cho tình hình lập tức thay đổi nghiêng theo hướng thuận lợi cho Việt Nam. Đầu tháng Ba năm đó, sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong tai nạn máy bay, khi đang giúp Việt Nam.
Tướng Obaturov cũng đã gửi các lãnh đạo Liên Xô công văn yêu cầu khẩn cấp viện trợ cho Việt Nam vũ khí và trang thiết bị bằng đường hàng không.
“Các tổ chức quân sự Matxcova nhanh chóng và tích cực đáp ứng mọi yêu cầu của nhóm cố vấn Liên Xô tại Việt Nam - Đại tá Gennady Ivanov nói tiếp. -  Trong thời gian ngắn nhất, quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được tất cả mọi thứ cần thiết để chống lại kẻ thù. Việt Nam đã được viện trợ tên lửa "Grad", trang bị kĩ thuật cho các đơn vị thông tin liên lạc, tình báo và các phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác, bằng máy bay vận tải quân sự.”
Các biện pháp đó đã góp phần làm cho các cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc bị sa lầy. Một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu không cho đối phương tiến lên quá 30 km kể từ biên giới.
Những kẻ xâm lược đã mất hơn 62.000 sĩ quan và binh lính, 280 xe tăng và xe bọc thép, 118 khẩu pháo và súng cối cùng một số máy bay. Ngày 05 tháng Ba năm 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng. Ngày 18.3, chiến sự đã hoàn toàn chấm dứt
Hải quân Liên Xô đã không bàng quan đứng bên ngoài những sự kiện dữ dội ấy. Đó là nội dung buổi phát thanh ngày mai của chúng tôi. Mời các bạn đón nghe Đài Tiếng nói nước Nga, phát thanh từ Matxcova.

Lá chắn bảo vệ bờ biển Việt Nam

Photo: RIA Novosti
Vào những ngày này 32 năm trước, quân đội Trung Quốc đã tấn công vào miền Bắc Việt Nam. Bắc Kinh muốn "trừng phạt Hà Nội” vì Việt Nam đã tham gia vào việc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia.
Trong chương trình lần trước, chúng tôi đã nói về vai trò của các cố vấn quân sự Liên Xô đã giúp cho quân đội nhân dân Việt Nam đối phó với lực lượng Trung Quốc gồm 600.000 người, về các đợt cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự của Liên Xô. Hồi đó, không chỉ các tỉnh miền Bắc mà cả bờ biển phía Bắc của Việt Nam cũng bị đe dọa bởi Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc gồm gần 300 tàu chiến.
Sau đây là ý kiến của nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg: “Khi quân đội Trung Quốc vượt qua biên giới Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hạm Đội Thái Bình Dương đang hiện diện tại các điểm quan trọng của biển Đông để phô trương sự hỗ trợ của Liên Xô cho Việt Nam. Sau mấy ngày chiến sự giữa Việt Nam và Trung Quốc có thêm mấy tàu chiến của Liên Xô tiến tới khu vực. Sau ngày 20 tháng Hai, 13 tàu chiến, kể cả mấy tàu ngầm, đã chờ đợi đoàn tàu mới do tàu tuần dương “Đô đốc Senyavin” và tàu dương hạm tên lửa “Vladivostok” dẫn đầu tới khu vực. Đầu tháng 3, đoàn tàu xô-viết bao gồm 30 tàu chiến”.
Sau đây là đoạn trích từ nhật ký của thuyền trưởng tàu ngàm “B-88” Fedor Gnatusin:
“Đầu năm 1979, tàu chúng tôi đang bảo quản tại xưởng đóng tàu. Rồi vào tháng 2, có lệnh khẩn cấp ra biển. Các quả ngư lôi, lương thực và thiết bị kỹ thuật đã được rất nhanh xếp lên tàu. Đã có mấy tàu chiến khác cũng lên đường đi Việt Nam từ Vladivostok và Nakhodka”.
Còn đây là đoạn trích từ nhật ký của trung tá hải quân Vladimir Glukhov:
“Với tư cách chỉ huy bộ tham mưu của sư đoàn, tôi đã có nhiệm vụ đảm bảo đoàn tàu chiến Liên Xô chuyển đến Việt Nam, cụ thể đảm bảo các tàu chiến ghé vào các cảng Việt Nam. Cần phải kiểm tra độ sâu, hành trình di chuyển, hải lưu, kiểm tra bến tàu. Chúng tôi đã mất một ngày đêm để thực hiện công việc này, và sau 5 ngày nữa đã ghé vào cảng Đà Nẵng.  Rồi chúng tôi hướng tới bán đảo Cam Ranh, nơi đang thành lập căn cứ hải quân Liên Xô. Mọi người đã làm việc khẩn trương để tiếp đón các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương”.
Các thủy thủ xô-viết đảm bảo hành trình an toàn cho các tàu vận tải từ Vladivostok, Nakhodka và Odessa chở hàng tiếp tế cho Việt Nam. Trong thời gian chiến sự, 6 tàu thủy Liên Xô đã tới cảng Hải Phòng vận chuyển kỹ thuật quân sự, kể cả tên lửa và thiết bị radar giành cho Việt Nam.
Đoàn tàu Liên Xô đã hiện diện ở vùng biển Đông đến tháng 4 năm 1979. Kết quả là, hạm đội Hải Nam của Trung Quốc không tham gia hoạt động quân sự chống Việt Nam.
Nhà Việt Nam học, sử gia Maxim Sunnerberg nói tiếp: “Trong khi đó, thủy thủ Liên Xô đã phải đối phó đoàn tàu Mỹ do tàu chở máy bay “Constellation” dẫn đầu đã hiện diện ở khu vực Đông Nam Á từ ngày 6 tháng 12 năm 1978. Ngày 25 tháng 2 năm 1979, các tàu chiến Mỹ đã chuyển đến bờ biển Việt Nam như người Mỹ giải thích “để kiểm soát tình hình”. Các tàu ngầm của Liên Xô đã chắn hành trình tiến tới vùng chiến sự không cho tàu chiến Hoa Kỳ đến gần bờ biển Việt Nam. Một số tàu ngầm vẫn ở lại dưới nước, số khác hiện lên trên mặt nước. Hóa ra, hệ thần kinh của các thủy thủ Liên Xô là vững vàng hơn – tàu chiến Mỹ không dám vượt qua tuyến ngăn chặn do các tàu ngầm Liên Xô xây dựng. Ngày 6 tháng 3, các tàu chiến Hoa Kỳ đã rời khỏi vùng biển Đông”.
36 thủy thủ của Hạm đội Thái Bình Dương đã được tặng huân huy chương của Chính phủ Liên Xô vì lòng  dũng cảm  và chủ nghĩa anh hùng trong thời gian Việt Nam đối phó với cuộc xâm lược của Trung Quốc.

--------------------------

Hàng không đi và đến Singapore


Hàng không đi và đến Singapore (30/11/2010, 04:16, pm)

 


TIGER AIRWAY
- Mỗi ngày có  2 chuyến bay từ Hà Nội sang Singapore vào lúc (10h50; 19h50)
- Có 3 chuyến bay từ Hồ Chí Minh Sang Singapore vào lúc (9h30; 14h25; 17h25)
 Liên hệ Website  www.tigerairways.com.sg

JETSTAR AIRWAY
Có 2 chuyến bay từ Hồ Chí Minh sang Singapore mỗi ngày vào lúc (9h05; 14h50; 21h35)
Website: www.jetstar.com.sg

VIETNAM AIRLINE
- Có 1 chuyến bay từ Hà Nội sang Singapore vào lúc (10h30)
- Có 2 chuyến từ Hồ Chí Minh sang Singapore vào lúc (9h; 16h35)
SINGAPORE AIRLINE
- Mỗi ngày có 1 chuyến từ Hà Nội sang Singapore vào lúc (13h30)
- Mỗi ngày có 2 chuyến từ Hồ Chí Minh sang Singapore vào lúc (13h30; 19h45)

Saturday, February 26, 2011

Du học cấp 2 công lập Singapore - thông tin duy nhất trên www.vietsing24h.com


Giáo dục cấp 2 Singapore chia ra làm 4-5 năm các chường trình đào tạo Special, Express, Normal (Technical) và Normal (Academic)
 
 
 
Học sinh nước ngoài vào Singapore có thể học chậm lại một hai năm theo bảng tính tuổi dưới đây:
Lớp
Tuổi
Có thể đăng ký thi tuyển đầu vào
(QT/ AEIS)

Secondary 1
12 to 14+
Ö         

Secondary 2
13 to 15+
Ö         

Secondary 3
14 to 16+
Ö         

Secondary 4
15 to 17+
Ä        
 N level/ O level exam
Secondary 5
16 to 18+
Ä        
O level exam

Học phí hàng tháng năm 2011 cho học sinh khối trường công lập

Tiểu học (SGD)
Cấp 2 (SGD)
Cấp 3 (SGD)
2 năm đầu tiên
181
251
402
Từ năm thứ 3
196
276
452

Thi tuyển đầu vào:
Có 3 kỳ thi dành cho sinh viên quốc tế cấp 1-2 là kỳ thi AEIS và kỳ thi QT, PACT dưới đây
1-      Quality Test (QT)
-          Dành cho học sinh cấp 1 và cấp 2
-          Mỗi sinh viên chỉ được tham dự một lần trong đời
-          Thời gian tham dự thi: mỗi tháng có một kỳ thi từ tháng 1 đến tháng 6
-          Lệ phí thi: 200 đôla Singapore
-          Môn thi: Toán và tiếng anh
2-      Academic Entry International Student (AEIS)
-          Dành cho học sinh cấp 1 và cấp 2
 
-          Mỗi sinh viên được tham dự 2 lần vào 2 năm
 
-          Thời gian tham dự thi: tháng 10 hàng năm
 
-          Lệ phí thi: 620 đôla Singapore
 
-          Môn thi: Toán và tiếng anh
3- PACT
-          Dành cho học sinh cấp 2
-          Mỗi sinh viên chỉ được tham dự 2 lần 
-          Thời gian tham dự thi: mỗi tháng có một kỳ thi từ tháng 1 đến tháng 5
-          Lệ phí thi: 250 đôla Singapore
-          Môn thi: Toán và tiếng anh
Hồ sơ yêu cầu:
1-      Giấy khai sinh
2-      Học bạ và bằng cấp cao nhất đạt được
3-      Ảnh 4x6
4-      Hợp đồng bảo trợ giữa người bảo trợ và gia đình ( nếu trẻ tham gia dự thi dưới 18t)
5-      Hộ chiếu của học sinh
6-      Hộ chiếu của bố mẹ (nếu trẻ dưới 18t)
7-      Thẻ IC của người bảo trợ( nếu trẻ dưới 18t)
8-      Lệ phí dự thi và các lệ phí khác nếu có
Chương trình bảo lãnh trẻ nước ngoài sang du học:

Theo luật của chính phủ Singapore, trẻ dưới 18 tuổi nhập học Singapore cần có sự bảo lãnh của một người lớn mang quốc tịch Singapore hoặc là Singapore Permanent Resident.
Dịch vụ bảo lãnh của Vietsing24h: Tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của từng học sinh, Vietsing24h chúng tôi có các gói dịch vụ bảo lãnh trẻ học tại Singapore khác nhau cho trẻ từ 3t đến hết 18 tuổi
Gói 1:
1.      Đăng ký học sinh thi vào công lập (QT, AEIS, PACT)
2.      Thuê gia sư đào tạo học sinh thi vào công lập cũng như học hàng năm
3.      Lo visa học sinh và chuẩn bị cho sinh viên vào học hàng năm như đồng phục, thẻ thư viện, mở tài khoản ngân hàng.
4.      Thay mặt bố mẹ liên hệ với nhà trường cũng như tham dự tất cả các cuộc họp nhà trường yêu cầu.
5.      Ngay lập tức thông báo phụ huynh học sinh tất cả mọi vấn đề rắc rối mà học sinh gặp phải tạiSingapore cũng như kết quả học tập của học sinh mỗi học kỳ

Gói 2:
6.      Đăng ký học sinh thi vào công lập (QT, AEIS, PACT)
7.      Thuê gia sư đào tạo học sinh thi vào công lập cũng như học hàng năm
8.      Lo visa học sinh và chuẩn bị cho sinh viên vào học hàng năm như đồng phục, thẻ thư viện, mở tài khoản ngân hàng.
9.      Thay mặt bố mẹ liên hệ với nhà trường cũng như tham dự tất cả các cuộc họp nhà trường yêu cầu.
10.  Ngay lập tức thông báo phụ huynh học sinh tất cả mọi vấn đề rắc rối mà học sinh gặp phải tạiSingapore cũng như kết quả học tập của học sinh mỗi học kỳ.
11.  Theo dõi chương trình học của học sinh để điều chỉnh chương trình gia sư cho phù hợp nhằm mục đích giúp học sinh đạt kết quả học tập cao.

Liên hệ với Vietsing24h

Liên hệ với Vietsing24h

Singapore và câu chuyện thuốc lá



Hiếm có thành phố nào trên thế giới này mà thuốc lá và lệnh cấm hút thuốc lá lại được thực hiện nghiêm như ở Singapore.Điều này là một thực tế đã được kiểm chứng nếu ai đã có một lần đến hòn đảo này và xung quanh câu chuyện về thuốc lá ở đây có vô số điều để nói.
Đầu tiên là chuyện xử phạt.Vứt đầu mẩu thuốc lá không đúng nơi qui định nếu bị phát hiện bạn lập tức bị lập biên bản tại chỗ và xử phạt ngay với mức phạt tùy theo hành vi và thái độ sau vi phạm của người vi phạm.Tuyệt đối không có nhắc nhở hay khiển trách mà chỉ có phạt và phạt.Mức phạt cho lần đầu không kể bạn là ai và từ đâu đến là từ 200 đô đến 300 đô Sing.Trường hợp không nộp phạt trong vòng 7 ngày, người vi phạm sẽ bị đưa ra tòa án để xét xử.Và 100% là bạn sẽ bị giữ nguyên mức phạt hay thậm chí là tăng thêm vì như cách giải thích của dân Sing là xử phạt cao hơn cho người vi phạm nhớ và hơn nữa tăng mức phạt vì  làm mất thời gian của nhân viên công vụ.
Việc xử phạt và bắt lỗi vi phạm do nhân viên NEA - cơ quan bảo vệ môi trường thực hiện. Họ thường mặc thường phuc và có mặt bất kỳ chỗ nào và khi phát hiện có người vi phạm qui định về khu vực cấm hút thuốc hay vứt tàn thuốc không đúng nơi qui định là họ rút thẻ công vụ và viết biên lai phạt luôn.Xin kể một chuyện gần đây mà người viết bài này chứng kiến, có hai cậu sinh viên Việt Nam quê Long An và Tp HCM đang học tại trường đại học Jame Cook Singapore lúc ra về trên đường đi bến xe bus đã hút thuốc lá và sau khi tàn điếu thuốc đã tiện tay búng rất điệu nghệ về phía thùng rác gần đó nhưng không trúng đích và tiếp tục đi.Lập tức có hai nhân viên( là người mặc thường phục cùng rảo bước trên đường) lập tức chặn lại, xuất trình giấy tờ và phạt mỗi cậu 300 đô có kèm biên lai tại chỗ.
Cậu sinh viên mếu máo xin nhưng chỉ nhận được sự lắc đầu lạnh lùng của hai vị nhân viên cơ quan NEA.Xin xỏ mãi không được nên đành nộp tiền phạt và nói với bạn bè: Thôi cạch đến già không dám vứt lung tung nữa.
Tuy nhiên, hút thuốc lá với nhiều người là thói quen khó bỏ, mặc dù thuốc lá ở Sing vô cùng đắt đỏ, đơn cử: giá một gói Manlbro giá 12 đô,Mildseven 11 đô và các loại khác không dưới 9 đô một gói.Nếu qui đổi một gói có thể mua cả cây thuốc ở Việt Nam hay Indonexia.
Nghiêm là thế và xử phạt nặng là thế, nhưng rất nhiều người vẫn tìm cách mang thuốc lá vào Sing và thậm chí viêc buôn thuốc lá lậu vẫn rất sầm uất nếu bạn đến khu đèn đỏ Gaylang và giá bán rẻ chỉ bằng 50% thuốc xịn.Và để cho nhiều vị khách thèm thuốc khi vào Sing mà vẫn muốn mang theo thuốc là, xin tiết lộ một cách mà nhiều học sinh mình hay làm là giấu thuốc lá dưới laptop và đàng hoàng qua máy soi nếu được yêu cầu. Như giải thích của một học sinh NUS mà tôi biết thì đó là cách an toàn vì máy soi không phát hiện được vât như thuốc lá nếu để laptop ở trên.
Tuy nhiên,'đi đêm có ngày gặp ma" tốt nhất là đừng mang nếu không muốn rắc rối với đất nước này.Đôi khi hậu quả không kể được như cậu học sinh mà vietsing24h Singapore giúp làm thủ tục sang du học, chỉ vì có lý lịch một lần sang Singapore du lich đã trót mang thuốc lá vào Singapore không khai báo và bị xử phạt mà khi nộp hồ sơ cấp visa du học đã bị cơ quan ICA ( xuất nhập cảnh) Singapore từ chối.
Cẩn thận không thừa các bạn của tôi ạ.


Nguyễn Thế Tuấn 
Vietsing24h Singapore



Thursday, February 24, 2011

Hợp tác đào tạo Vietsing24h và Việt Nam Hợp Điểm 2011!

Hợp tác đào tạo Vietsing24h và Việt Nam Hợp Điểm 2011!

Sao bây giờ nhiều ông hàm cấp Tướng thế?

Không biết mình có soi mói quá không khi đặt ra câu hỏi này nhỉ, mà không tò mò không được.Vì sao thế?
Hôm nay lang thang mạng, mình vào toàn mấy trang quốc phòng an ninh của quốc gia. Chợt thấy một điều sao bây giờ lắm ông được phong tướng thế cơ chứ. Ví dụ nhỏ như vào danh sách một Tổng cục của ngành Công an(xin đọc phần cuối).Đọc thêm nữa, thêm nữa .Danh sách cứ dường như dài thêm, chả ông Tổng bà Cục nào kém cạnh cả, toàn là cấp hết Thiếu lại đến Thượng(tướng) cả.
Thế nên mình mới đoán mò có mấy nguyên nhân:
1.Do đất nước ta bây giờ nhiều cán bộ tài năng quá, đóng góp nhiều nên phải phong cấp hàm cho tương xứng.Thậm chí cả người làm báo chí trong ngành công an cũng lên đến hàm Trung Tướng( Ông HƯ).
2.Biện pháp bổ xung thu nhập, chống bão giá: Thời buổi tăng giá thế này mà công tác trong những ngành không trực tiếp làm ra tiền thì phong hàm cũng là biện pháp tăng thu nhập hợp lý.Bởi lẽ đơn giản cấp hàm càng cao thì hệ số lương càng cao.
Lý do này chắc là số 1.
Mà liệt kê thêm nữa, sợ lại chạm đến mấy bác ấy. Cáu lên ra công văn không cho mình nhập cảnh về lại quê nhà thì chết.
Thôi chả nói nữa thì hơn.


Tổng Cục An ninh II 

  • Tổng Cục trưởng: Thiếu tướng: PGS. TS. AHLLVTND. Phạm Dũng
  • Phó Tổng Cục trưởng:
    Trung tướng Vũ Hải Triều
    Trung tướng Trịnh Lương Hy
    Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh
    Trung tướng Nông Văn Lưu
    Trung tướng Hoàng Kông Tư
    Thiếu tướng Võ Hoài Việt
    Thiếu tướng Trình Văn Thống
    Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hà
    Thiếu tướng Nguyễn Chí Dũng
    Đại tá Trần Văn Thành
    Đại tá Lê Kiên Trững 

Thơ thời bão giá - hay tiếng thở dài của Mẹ tôi



<h2>Đây thôn Bão giá </h2>
Sao anh không về xem bão giá
Từ mấy ngày qua chới với luôn
Tiền lương vừa lãnh cầm đi chợ
Tai nghe báo giá, mặt xanh rờn

Giá theo lối giá, lương đường lương
Đời sống hôm nay thật thảm thương
Tiền lương, tiền thưởng như chiếc lá
Có trụ qua mùa bão giá không ?

... Mơ đến ngày nao đến ngày nao.
Lương mình được lãnh tăng thật cao.
Điện, nước, xăng, dầu là chuyện nhỏ.
Cuối tháng lãnh lương thở cái phào

<center>* * *</center>

Bước tới trạm xăng bỗng thấy rầu
Nỡ thời lên giá, giết em đi
Loay hoay vót vét vài đồng chót
Sắp tới đem xe đổi lấy tiền

Thấy giá xăng lòng như kiến cắn
Đi học chẳng buồn lấy xe ra
Dừng chân đứng cạnh thằng xe buýt
Một mảnh trời riêng xăng với ta!!!


<center>* * *</center>

Tôi lại đạp xe đèo em đến lớp.
Xích lô đi về trong lễ đón dâu.
Chị tôi chạy bộ ra siêu thị mua rau.
Và công an nghỉ hưu vì ko ai vượt đèn đỏ.

Mũ bảo hiểm bỗng nhiên vứt xó.
Chó chạy tung tăng trên phố với ông già.
Mẹ tôi rồ xe đạp điện ra ga.
Cu hàng xóm trượt patanh đi mua rượu.

Ôi cuộc sống thời tiết kiệm nhiên liệu.
Mới bình dị và thơ mộng biết bao...

<center>* * *</center>

Trái đất cứ lặng lẽ quay
Giá cả cứ lặng lẽ tăng
Hứa không tăng cớ sao lại tăng
Giá xăng tăng thì chết tui rồi
Chứng khoán cứ lặng lẽ down
Money cứ lặng lẽ out
Xa nhau không phải không hợp nhau
Xa nhau vì anh hết tiền
Đi chơi không? Anh không đi.
Sao không đi? Vì no money
Lời nói đó vẫn in sâu vào tâm trí của em
Ngày nào SH, Su xi`po, and Camry
Anh chịu chơi chẳng sợ điều chi
Nay hết tiền, anh ở nhà
Làm dân chúng nó coi thường anh
Kệ bà chúng nó, xăng thì tăng, stock thì down
Anh giờ đây tiết kiệm thì sao
Đâu có tội chi, ngước mắt ngóng trông vào parents mà thôi
Sưu tầm trên mạng

Wednesday, February 23, 2011

Hỏi đáp về kỳ thi AEIS & QT

Hỏi đáp về kỳ thi AEIS & QT : Các trường Phổ thông công lập tại Singapore trên www.vietsing24h.com Trực tiếp từ Singapore tư vấn cho các vị phụ huynh tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới có nhu cầu đưa con em mình về học tập tại Singapore.

Singapore và cái xí xổm( bàn cầu thấp)

Sẽ hơi bất nhã khi viết về chủ đề này, tuy nhiên vì sự tò mò mà cuối cùng mình phát hiện ra ở đó sự lý thú và hơn thế đó là một bài học đáng học.
Vì sao thế? Bạn đến Singapore có thể ngạc nhiên về tại sao ở nhiều khu thương mại sầm uất, công sở sang trọng mà cái toilet vẫn có cái xí xổm(bàn cầu thấp) tồn tại trong khu rest room đó.Câu trả lời là không phải vì họ tiết kiệm mà họ tôn trọng thói quen của một bộ phận dân cư trong cộng đồng Singapore có thói quen sử dụng loại nhà vệ sinh kiểu đó. Cộng đồng đó là những người Sing gốc ẤN
Minh họa thêm về thói quen này của người gốc Ấn tại Sing là khi họ vẫn có thói quen ăn bằng tay nhưng chỉ tay phải thôi nhé.Tay trái họ đã dùng vào chỗ tôi viết ở trên mất rồi.Có chăng thói quen đó đã được ghi nhận bởi sự tồn tại của loại nhà wc đó.
Với suy nghĩ của cá nhân tôi,việc tôn trọng bản sắc của dân tộc khác đã làm nên văn hóa đa bản sắc của đảo quốc Sư tử.Hay nói cách khác đó là văn hóa cao của những nhà quản lý xã hôi.
Một việc vô cùng nhỏ nhưng liệu Việt Nam chúng ta có ứng xử được những việc tương tự không?

Cụ Rùa(bà) ở Hồ Gươm



Chủ đề nóng sốt mấy hôm nay không chỉ của riêng dân Hà Nội mà của nhiều người dân Việt đó là sức khỏe cụ Rùa Hồ Hoàn Kiếm.Mình copy lại note bài này trên trang facebook của mình để đưa lên blog này.

Là người Việt Nam hẳn ai trong chúng ta cũng biết sự tích về Hồ Hoàn Kiếm và ý nghĩa lịch sử,giá trị văn hóa phi vật thể của Hồ Gươm đối với Thủ đô Hà nội nói riêng và cả nước.Và hơn nữa trân trọng nhân vật chính của Hồ Gươm: Cụ Rùa Hồ Gươm.
Có điều thú vi của cuộc sống là luôn tồn tại 2 thực thể đối lập nhưng lại gắn kết với nhau xung quanh ta: Đực- Cái ,To-Nhỏ,Ông - Bà....vậy nói Cụ rùa Hồ Gươm thì chắc các bạn ít ai đặt câu hỏi : Vậy Cụ Rùa đang sống và thỉnh thoảng nổi nên mặt hồ hiện nay là Cụ Ông hay là Cụ Bà? Nếu là Ông thì phải có Bà và ngược lại chứ nhỉ?và nếu bạn đã đến hoặc chưa đến đều biết trong Đền Ngọc Sơn có một Cụ Rùa đang được trưng bày trong lồng kính,Cụ nào đây?
Tôi đoan chắc gần 100% các bạn không biết đúng không? vậy để tôi mách cho các biết nhé.
Câu chuyện diễn ra sau ngày Đức Lê Lợi thắng giặc Minh và thực hiện nghi lễ trao trả gươm thần cho Rùa Vàng trên hồ.Trao gươm báu giúp cho Lê Lợi và cũng là giúp cho xã tắc thái bình và nhận lại gươm thần như là thực hiện trọn vẹn ý nguyên của mình cho dân,cho nước.Hai anh chị rùa(lúc đó còn trẻ mà) thanh thản bò lên đảo Ngọc giữa Hồ Hoàn Kiếm nghỉ ngơi,dành cho nhau những phút giây âu yếm của tình chồng vợ trên hòn đảo xinh đẹp trong niềm hân hoan khôn xiết.
Nhưng thương thay,cuộc vui ngắn chẳng tày gang.Sáng hôm sau,người dân phát hiện ra một cụ đã mất.Nhân dân và tổ quốc tri ân đã trân trọng đưa Cụ lên tủ kính đặt trong Đền Ngọc Sơn để con cháu nước Việt bày tỏ lòng thành kính.
Cụ mất đi trong niềm hoan lạc với lý do thật là đơn giản: KHÔNG LẬT MAI LÊN ĐƯỢC.


Đây là Cụ Ông vẫn còn sống,thỉnh thoảng nổi lên xem chúng nó làm ăn thế nào.
Hình ảnh Cụ Rùa BÀ được trân trọng bày trong tủ kính Đền Ngọc Sơn hiện nay

Cách thoát khỏi đàn ông?


Không ai mong muốn nhưng chắc không ít lần bạn gái sẽ bị đàn ông lạ mặt tấn công và có ý định làm gì đó mà bạn không muốn( trường hợp anh ta tấn công mà bạn lại thích bị tấn công thì không nói làm gì).
Vậy, một lúc nào đó tại nơi hoang vắng bạn bị một gã nào đó muốn sàm sỡ và có ý định xấu.Bạn sẽ làm gì? kêu to lên à?. không ai nghe thấy.
Chửi hắn ta à, nó càng tấn công dữ dội.Làm gì đây? có nhiều cách thoát ra như bạn có võ thì không nói làm gì hoặc bạn cầu xin hắn và hắn tha cho. Nhưng các cách này không phải ai cũng có thể làm được.Lời khuyên của tui là : Tấn công hắn để thoát ra.Tấn công thế nào?
Trong trường hợp đó, hãy bình tình trong giây lát để hắn ngạc nhiên và lựa thời cơ dùng toàn bộ sức lực của hai ngón tay trỏ, chụm lại và đâm mạnh hết sức vào phần lõm của yết hầu hắn( dưới phần cổ họng của đàn ông) đó chính là điểm yếu nhất trên cơ thể đàn ông mà chỉ cần dùng sức của hai ngón tay chụm lại đâm mạnh vào thì không đàn ông nào kể cả người là võ sư đi nữa có thể chống cự lai được đòn tấn công này.
Và sau miếng võ đó bạn có thể thoát khỏi hai bàn tay của gã đó và trốn thoát.
Đây là miếng võ mà các võ sư người Israel biểu diễn tại Singapore trong năm 2010.Viết dành riêng cho các bạn gái có dịp thăm blog này.

Chỗ tấn công mà không đàn ông nào chịu đựng nổi

Bài kiểm tra lớp 2 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 2 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 3 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 3 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 5 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 5 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 4 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 4 Toán - Tiếng Anh

Bài kiểm tra lớp 6 Toán – Tiếng Anh năm 2010

Bài kiểm tra lớp 6 Toán – Tiếng Anh năm 2010

Dắt nhau dời khỏi trường quốc tế tại Việt Nam ? Vì sao nên nỗi!



Buổi sang cuối tháng 12, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1 (TP.HCM) đã phải từ chối lời xin chuyển trường của một phụ huynh có con đang học trường mang danh quốc tế. Trong những ngày sắp hết học kỳ 1 này, bà đã nói không với nhiều trường hợp tương tự. 

Ngày càng nhiều 

Các trường quốc tế chủ yếu dạy theo chương trình được quy định của Bộ GD-ĐT và dạy thêm một vài môn bằng tiếng nước ngoài. Ảnh chỉ có tính chất minh họa
“Chạy khỏi” hay “tháo chạy” khỏi trường quốc tế là những từ ngữ được dùng để phản ánh một trào lưu ngược đang manh nha của các phụ huynh hiện nay. Hiện tượng này sốt tới mức, mới đây nhất, ở Hà Nội đã có một văn bản quy định không cho phép học sinh từ các trường dân lập chuyển về trường công lập “ngang xương”. 

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 5 (TP.HCM) chia sẻ với báo 
Giáo dục TP.HCMtrường hợp một học sinh lớp 4 từ trường quốc tế chuyển qua. Vào lớp,  cháu học gần như kém nhất, đặc biệt là môn tập làm văn, chữ viết xấu”.

Một trường hợp khác được dẫn lại từ lời kể của hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 1: Khi được nhà trường xếp vào lớp đang học chương trình Tiếng Anh Cambridge thì khả năng của em không có gì nổi bật so với các bạn, dù khi chuyển con về, phụ huynh khẳng định trình độ tiếng Anh của con mình khá giỏi. 


Ở Hà Nội những năm gần đây, thêm nhiều trường học từ bậc mầm non xuất hiện cũng chiêu sinh theo giới thiệu là trường quốc tế”. Tuy nhiên, theo phản ánh của báo Lao Động, không phải phụ huynh nào bỏ ra tiền tỉ cũng thu lại được kết quả như mong muốn.
 

Sau hơn một năm cho con học trường ở khu vực Mỹ Đình, chj Thu Trang (quận Hoàn Kiếm) nhận thấy con vẫn “hổng” kiến thức dù có điểm số trên lớp cao nên đã thuê gia sư kèm cặp thêm. Chưa kể, vốn tiếng Anh của cháu yếu.
 Hiện tại, chị đang mắc mứu giữa chuyện tiếp tục cho con theo học "nội" hay "ngoại".

Lãnh đạo nhiều phòng giáo dục các quận ở TP.HCM cho hay, hai năm gần đây, ngày càng nhiều phụ huynh có con học trường quốc tế muốn chuyển con về trường công lập. Đầu năm học 2010 - 2011 các trường trên địa bàn quận 1 đã tiếp nhận 79 HS từ các trường quốc tế chuyển về. Con số này ở quận 5 là 85.
 

Trong bài viết đăng hồi tháng 10, báo
 Tuổi Trẻ dẫn tâm sự của một phụ huynh cho biết, chị khá hài lòng chuyện phục vụ, chăm sóc cho các cháu ngủ, nghỉ ở trường quốc tế. “Nhưng có nhiều chuyện khác, mà phải ở trong chăn mới biết chăn có rận”.

Ngoài lý do phổ biến là không lường hết mức tăng học phí chóng mặt, chị và các phụ huynh nản lòng hơn cả là việc đổi giáo viên liên tục vào đầu năm học: “Cứ 2 - 3 tuần, lại thấy tên cô giáo mới trong sổ báo bài”.
 

Lo lắng chuyện con nhầm tưởng về khả năng của mình vì thường được nhận điểm cao, lo lắng việc con không rành giao tiếp tiếng Việt, không rành lễ nghĩa… cũng là những lý do khiến phụ huynh quyết định không kiên trì con đường “học quốc tế” cho con.
 

Dạy học theo hướng nhẹ nhàng, không gây áp lực cho học sinh, buổi tối học sinh không phải học bài, làm bài tập, không phải đi học thêm... là chủ trương mà nhiều trường quốc tế áp dụng. Trong khi đó, đây cũng là những trường dạy theo chương trình chung của Bộ GD-ĐT. Hiệu trưởng một trường quốc tế thẳng thắn: So với tần suất phải đi học thêm tại nhà cô giáo vào buổi tối, rồi về nhà tự học thì học sinh trường ông chỉ đạt “chuẩn” kiến thức.
 

Trong chủ đề
 “Chọn trường điểm hay trường quốc tế” trên diễn đàn webtretho, chia sẻ của một phụ huynh từng làm việc trong môi trường này nhận được nhiều sự đồng cảm của các thành viên.

Theo chị, trẻ em học ở trường  quốc tế đều có hoàn cảnh gia đình khá giả, đa số các em không  biết coi trọng đồng tiền, đua đòi và chạy theo những giá trị vật chất quá nhiều. Các em cũng không biết chia sẽ vì xung quanh bạn bè ai cũng giàu có nên ko cần phải chia sẽ hay cảm thông gì cả. Một điều tế nhị là các học trò chủ yếu chỉ nghe lời giáo viên của mình, là người nước ngoài, nhưng không có thái độ như vậy với giáo viên, trợ giảng người Việt.
 

Một giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tại 1 trường cấp 3 ở TP.HCM, gia đình khá giả, đủ sức lo cho con vào trường quốc tế, góp chuyện để các phụ huynh thông tin tham khảo: Chị từng hướng dẫn nhiều sinh viên thực tập môn GDCD, các em đều rất giỏi chuyên môn nhưng sau khi ra trường không xin được dạy đúng chuyên môn, các em xin vào trường quốc tế và được bố trí dạy lớp 1,2,3...
 

Đâu là lựa chọn tốt nhất?
 

Theo dõi câu chuyện “thay đường học giữa dòng” cho con, chị Phan Thanh Thảo phân tích: Có thể phụ huynh chưa để ý đến 3 vấn đề thực tế của trường quốc tế tại Việt Nam nên khi cho con học, không lường tới những điều không mong muốn phát sinh.
 

Đó là, ngoài số rất ít các trường học theo chương trình nước ngòai, hầu hết chương trình học là chương trình hiện hành của Bộ GD-ĐT  quy định như tất cả các trường khác trong nước. Thầy cô giáo là người Việt được đào tạo trong nước và các trường quốc tế đều đi thuê địa điểm dạy và học (nên học phí phải tính cả phần thuê cơ sở vật chất này nữa).
 

Tuy nhiên, phụ huynh Lâm Thúy Ái kiên định: Chuyện con học như thế nào là do quan niệm của cha mẹ. Gia đình chị quan niệm những năm đầu đời bé chỉ cần những gì căn bản nhất nên không có những tiêu chí khắt khe với con.
 

Chị Linh Trần thì cho hay, một học sinh học dù ở bất kỳ môi trường nào nếu không có sự kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh thì đều mất căn bản chứ không riêng ở trường quốc tế.
 

“Trách nhiệm của các bậc cha mẹ ở trên là gì khi không dạy dỗ được con em họ nhưng lời chào hỏi thân mật trong giao tiếp hằng ngày, họ có bỏ thời gian ra để xem bài vở của con em mình ở trường không, có ở bên cạnh để động viên khích lệ con em học tập không?”.
 
Trước khi cho con theo học trường quốc tế thì các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ vài điều dưới đây:
1. Trường mà bạn muốn cho con bạn theo học có thật sự là trường quốc tế hay không? Khi tìm hiểu một trường, hãy đặc biệt quan tâm đến chương trình đào tạo (ví dụ trường BIS dạy theo chương trình của Anh, SSIS theo chương trình Mỹ...).
2. Quan tâm đến đội ngũ giáo viên của trường, tiếp xúc và tìm hiểu trình độ chuyên môn của họ. 
3. Tiền rất quan trọng. Nếu vẫn có nguy cơ  "đứt gánh nữa đường"thì bạn sẽ dễ khiến cho con của mình lưu vong ngay trên chính quê hương.
4. Nên xem xét điều mình thật sự muốn ở con mình. Nếu bạn đơn thuần chỉ muốn con có một chương trình học dễ dàng hơn thì trường quốc tế không hề giúp ích cho con bạn vì chương trình  học của họ tuy không nặng theo kiểu Việt Nam, nhưng cũng không nhẹ một chút nào. Hay nếu bạn muốn con bạn sau này thuận tiện du học nước ngoài thì học ở trường công lập VN hay trường quốc tế đều như nhau hết vì các em đều phải vượt qua những kì thi như SAT, IELTS.... 

Giá trị lớn nhất của việc học ở một trường quốc tế là  các em được tự do thể hiện và phát triển theo đúng năng khiếu, khả năng sáng tạo.  Ngoài ra, việc cho con học trường quốc tế cũng có giá trị về mặt thương hiệu cho chính gia đình phụ huynh.
(Theo webtretho)
  • Sưu tầm trên vnn