Budget 2011: Radio & TV licence fees to be removed
Luật về Phí sử dụng Tivi và Radio tai Singapore được chính thức bãi bỏ kể từ ngày 18/2/2011.Đó là nội dung nhận được tiếng vỗ tay nhiêu nhất trong ngày  công bố ngân sách quốc gia năm 2011 do Ông Bộ trưởng tài chính Tharman Shanmugaratnam công bố tại tòa nhà Quốc hội vừa qua.
Không lấy làm ngạc nhiên khi không phải những gói hỗ trợ cho doanh nghiệp hay công dân trị giá lên tới 6.3 tỷ đô la dành cho năm 2011 được vỗ tay tán thưởng nhiều nhất mà là việc công bố bãi bỏ khoản phí gây nhiều tranh cãi diễn ra hàng thập kỷ nay mới được chính phủ bãi bỏ, phí tivi và radio.
Áp dụng từ năm 1963 tức là trước cả 2 năm ngày Singapore trở thành nước độc lập.Khoản phí này đã phát huy tác dụng của nó trong một thời kỳ dài khi tivi và radio là một thứ hàng hóa xa xỉ.Khoản đóng góp của nó cho ngân sách quốc gia là không hề nhỏ, ví như năm 2009 số thu cả năm vươt quá 132 triệu đô la.
Vấn đề mà các ông nghị vỗ tay nồng nhiệt hay chính là ý chí của những người dân về loại phí đã từ lâu trở thành chủ đề gây tranh cãi rất gay gắt và thậm chí là chuyện đàm tiếu vui nhất về tính " thèm tiền" của chính phủ Singapore trong dân chúng và đặc biệt là những công dân nước ngoài đến định cư ở Singapore.Nếu ai đó nói rằng Singapore là thiên đường của hàng hóa và thuế xuất thì không sai nhưng mà sống ở đất  nước này thì các loại thuế và phí thì đắt "cắt cổ" như thuế đường ERP, thuế  xe ô tô và kể cả phí nuôi chó: 70 đô/năm và nếu là chó đã " hoạn" thì chỉ còn dưới 30 đô một năm.
Trở lại với phí tivi và radio, với mức thu 110 đô la với hộ gia đình và 27 đô la đối với radio gắn trên xe ô tô số tiền thu được hàng năm được đầu tư trở lại vào các chương trình giáo dục cộng đồng trên các kênh truyền hình và phát thanh như dậy tiếng của cộng đồng thiểu số, khoa học....
Và điều đáng nói là, đã từ lâu Singapore đã được công nhận là quốc gia phát triển với hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu Châu Á.Tivi đã là vật dụng hàng ngày của 99 % người có thu nhập thấp trong xa hội và radio thậm chí đã thuộc về sản phẩm truyền thông không còn phổ biến không chỉ ở Singapore mà còn ở rất nhiều quốc gia đang phát triển.
Thế mới thấu hiểu tâm sự của những người bạn Singapore của tôi về việc sống ở Singapore không phải là thiên đường với nhiều người trong số họ.