Friday, March 4, 2011

Báo Singapore hôm nay cũng quan tâm đến Cụ Rùa Hồ Gươm


Vietnam scrambles to save Hanoi's sacred turtle

A rare Swinhoe's soft-shelled turtle swims in Hoan Kiem Lake in Hanoi, Vietnam. The Hoan Kiem turtle is rooted in Vietnamese folklore and some believe the turtle in the lake today is the same mythical turtle. -- PHOTO: AP


HANOI - HUNDREDS of people are working around the clock to clean up a lake in the heart of Vietnam's capital in hopes of saving a rare, ailing giant turtle that is considered sacred.
Experts say pollution at Hanoi's Hoan Kiem Lake is killing the giant freshwater turtle, which has a soft shell the size of a desk.
It is one of the world's most-endangered species, with only four believed alive worldwide.
Teams of people are cleaning debris, pumping fresh water into the lake and building an artificial island to serve as a 'turtle hospital.' The rescuers may even try to net the beast for the first time as part of the effort.
The Hoan Kiem turtle is rooted in Vietnamese folklore, and some even believe the creature that lives in the lake today is the same mythical turtle that helped a Vietnamese king fend off the Chinese nearly six centuries ago.
The creature in Hanoi's lake swims alone and in the past has been glimpsed only rarely sticking its wrinkled neck out of the water. -- AP

Cần nhìn nhận mạng xã hội là công cụ của dân chủ và tăng năng suất lao động

Có lẽ phát minh lớn nhất trong thế kỷ 21 của loài người sẽ là sự ra đời của các mạng xã hội. Có thể chưa có( hay người viết chưa biết) nhưng những gì mà mạng xã hội đem lại cho thế giới ngày nay chỉ trong vòng một thập niên có thể khẳng định điều đó.
Sức mạnh của Internet đã được nhân lên theo cấp số nhân với sự phát triển các nhà cung cấp Facebook, Twitter.. khi triệu triệu người trên khắp các quốc gia kết nối với nhau, chia sẻ cho nhau với mọi thành phần không kể trẻ già, giàu nghèo và quốc gia.Hiệu quả hay là hậu quả của các mạng xã hội có thể được đánh giá tùy theo nhận thức và cách thức nhìn nhận nó của mỗi người. Tuy nhiên, không quá mà vay mượn từ " một phần tất yếu của cuộc sống" để nói về hiệu quả của các mạng xã hội trong cuộc sống của nhiều người.
Hơn thế nữa, các mạng xã hội là công cụ hay tác nhân lớn nhất của sự thay đổi sự thống trị của vô số các nhà độc tài như chúng ta đã và đang thấy ở Ai cập, Lybia, Tuynidi...và phải chăng đó là lý do dẫn đến sự cấm đoán của rất nhiều nơi trên thế giới đối với facebook hay twitter.Nhưng sòng phẳng mà nói, nếu bản thân các thể chế đó biết lo cho dân và vì dân thì liệu hậu quả có đến mức thảm họa đối với các nhà độc tài ở các nước đó không.
Hạn chế và thậm chí ngừng cho phép truy cập. Đó sẽ và không thể là cách tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của mỗi quốc gia và nếu hạn chế hay cấm đoán nó sẽ chỉ ra  một điều là nơi đó còn tồn tại rất nhiều yếu kém và bất công xã hội với việc người giàu càng giàu hơn và người nghèo càng khổ hơn.Và cái kém hơn là những nhà quản lý quốc gia đó  không dám tự thay đổi mình  hay không thừa nhận hay đủ nhận thức về xu thế chung của thế giới hiện đại.
Đối mặt với sự thật là điều khó khăn, chỉnh đốn và thay đổi mình còn khó khăn gấp bội phần. Hãy để những phát minh của loài người như các mạng xã hội là công cụ giao tế quốc gia của các nhà lãnh đạo, công cụ truyền thông và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp và diễn đàn nối kết bạn bè bốn phương.Bài học về đổi mới và tự thay đổi sẽ chỉ làm đất nước mạnh mẽ hơn cho dù có thể không dễ thực hiện.