Popular Posts

Monday, May 16, 2011

Giả sử có tranh cử ở Việt Nam?

Giả định có tranh cử ởViệt Nam lúc này thì tình hình sẽ ra sao nhỉ? Liệu đảng CS sẽ giành được bao nhiều phần trăm tín nhiệm của cử tri?
Tôi thử làm một phép so sánh( có thể chỉ là giả định vì không có thật) nếu so sánh với điều kiện của Singapore vì hai nước không có thể chế chính trị tương đồng tuy lại có nhiêu điểm tương thích.Ví dụ như việc đảng cầm quyền liên tục kể từ ngày độc lập đến nay ở cả hai nước đều là 1 đảng: Đảng cộng sản ở VN và đảng PAP ở Singapore.
Đóng góp của đảng PAP cho một nước Singapore hiện đại ngày nay là không phủ nhận được mà thành tích nổi bật chính là đưa một quốc gia từ thế giới thứ ba lên hàng các nước thế giới thứ nhất( thành tựu ít quá)
Tương tự như ở Việt Nam có những thành tựu vĩ đại: '75 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giương cao ngọn cờ độc lập đân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và đã giành được những thành tựu vĩ đại. Đó là: 
- Tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Nhà nước của công nông và nhân dân lao động đầu tiên ở Châu Á. 
- Tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đánh dấu bằng thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ, giải phóng miền Bắc, góp phần quan trọng mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. 
- Tiến hành cuộc kháng chiến lần thứ hai đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, được đánh dấu bằng trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 và cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. 
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là công cuộc đổi mới đã làm biến đổi sâu sắc bộ mặt đất nước, làm cho vị thế nước ta ngày càng được nâng cao trên thế giới. 
Với những thành tựu vĩ đại đó, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kỹ thuật – công nghệ cần thiết, tạo các tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, có quan hệ rộng rãi với tất các các nước, từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế. " Trích website báo điện tử Đảng CS VN.
Chính phủ của đảng PAP sau gần 50 năm cầm quyền với thành tựu như đã kể trên vậy mà năm nay trong tổng tuyển cử chỉ đạt mức độ tín nhiệm 60.2% mức thấp nhất từ năm 1965 trở lại đây.Thế là đã có cuộc cách mạng nhân sự của PAP khi cả hai cây cao bóng cả là Cố vấn Lý Quang Diệu và Bộ trưởng cao cấp Goh Chok Tong từ chức thành viên nội các, mở đường cho cuộc tiếp quản chính sự của thế hệ trẻ đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển của tương lai đất nước Singapore.
Thế nên tôi mới có suy nghĩ rằng: Nếu có tranh cử thực sự và tại kỳ bầu quốc hội trong tuần tới đây Đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ giành được bao nhiêu % mức độ tín nhiệm của cử tri.Chắc chắn không có con số 100% tín nhiệm như lúc giới thiệu các vị lãnh đạo ra ứng cử đâu nhỉ.
Hy vọng nếu có tranh cử, chỉ cần 60% tín nhiệm đã là quá tuyệt vời.Nhiều năm qua,chúng ta đã học Singapore nhiều thứ.Lần này, ta cũng nên học các bạn làm cuộc cách mạng mới nhỉ?Nên chứ.Đất nước và nhân dân đã sinh ra và nuôi Đảng trưởng thành.Đáp lại,Đảng nên trả ơn đất nước và nhân dân bằng hành động của mình.
Thế mới là một Đảng chân chính.Đảng mà tôi đã và vẫn chọn làm ngọn cờ cho mình.


Singapore: Một thứ cuối bảng xếp hạng

Thứ phản cảm nhất mà nhiều người Việt sang Singapore có thể thấy và ngạc nhiên về Singapore là gì ? Câu hỏi không dễ trả lời đối với nhiều người khách có dịp mới sang đất nước này vì quả thật : Xanh- Sạch-Đẹp không còn là khẩu hiệu mà là hiện thực và thế là rất khó tìm thứ để chê.
Không hẳn thế đâu ạ.Giống như đôi bàn tay có mặt trái thì cũng có mặt phải.Singapore đã đạt được điều kiện của một quốc gía phát triển xét trên góc độ vật chất tuy nhiên một xã hội hài hòa,nơi mà vật chất sung túc và điều kiên  xã hội với phúc lợi cao thì Singapore phải nhìn lên các nước Bắc âu như Thụy Điển, Phần Lan.Vậy, tôi chê điều gì: Xin trả lời ngay đó là việc  Người già đi làm việc.
Theo luật lao động Singapore, độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu là 62 tuổi không qui định nam hay nữ. Nói như người Việt thì đã 'hưu là hắt" vậy nhưng không mấy người già ở Sing lại có được vẻ ung dung tự tại của tuổi già, tuổi hưu. Có mấy lý do để người già tiếp tục phải làm việc:
1.Không phải ai  trong số những người nghỉ hưu có lương hưu thoải mái sinh hoạt trong điều kiện chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ như ở Singapore.Nếu ai đó nói Singapore là một nước giàu nhất thế giới điều đó đúng nhưng suy ra người dân Singapore giàu nhất thế giới thì lại sai. Vô lý mà là thực tế.Singapore không có được hệ thống phúc lợi tốt như các nước Âu Mỹ.Chính phủ này quá thực dụng và nói như dân Sing là : Đây là chính phủ thèm tiền.
Nhưng chính phủ thì có cái lý của họ: Họ đầu tư tốt vào hạ tầng cơ sở , xây nhà cho dân mà không phải ai, chính phủ nào cũng "học tập và làm theo" được vì thế chúng ta phải làm việc.Sự giàu có của quốc gia được đo lường bởi các tiêu chuẩn thượng hạng về môi trường, an ninh và chính phủ sạch.
Dân thì không nghĩ xa thế.Họ cần lương đủ sống và phúc lợi như Âu Mỹ cơ. Không có đâu, chính phủ Sing trả lời: Mời các vị tiếp tục đi làm việc.
2. Trong các chỉ tiêu kinh tế xã hội cuar Singapore trong 5 năm qua. Một mục tiêu duy nhất không làm được đó là : Tỷ lệ dân số ngày một già đi trong khi tỷ lệ sinh ngày một giảm.
Hệ quả là họ phải chống chọi với một thực tế: Dân số già, thiếu lao động diễn ra ở tất cả các lĩnh vực và không phải lúc nào nhập cư cũng là giải pháp hay.
Vậy là người già tiếp tục làm việc là một giải pháp ' nhất cử lưỡng tiện'.
Sẽ có ngày bạn sang Singapore, và bạn sẽ nhìn thấy các cụ già đi lau bàn ăn cho bạn.Bạn đừng lấy làm lạ nữa nhé.
Đó chính là thứ bét hạng của đất nước đẹp đẽ và giàu có này.