Monday, August 8, 2011

Singapore - Con đường chông gai đến quyền độc lập


Ngày này cách đây 46 năm, 9/8/1965 Singapore dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tuyên bố là nhà nước độc lập. Xin giới thiệu với các bạn đôi điều thú vị của quá trình thăng trầm dẫn đến sự ra đời của nhà nước nhỏ bé và thịnh vượng này:
Singapore là một hòn đảo có diện tích hiện nay là 702 km vuông ( tức chưa bằng 1/4 diện tích của Hà Nội), chiều dài 42 km tính từ Đông sang Tây và 23 km tính từ Bắc sang Nam. Một quốc đảo nằm giữa hai đất nước lớn là Malaysia và Indonexia.Không có nguồn tài nguyên thiên nhiên do đó phụ thuộc vào bên ngoài về những nhu yếu phẩm chủ yếu như nguồn nước ( nhập từ Malay) gạo và nhu yếu phẩm khác.Nhưng bù lại, thực dân Anh đã có con mắt tinh tường khi chọn Singapore với vị trí yết hầu của khu eo biển Malaca. Điểm nối giao thương khu vực và quốc tế.
Con đường trở thành một quốc gia độc lập cũng nhiều trông gai, khi hòn đảo này trong giai đoạn từ năm 1942 đến năm 1965 đã trong sự thống trị của nhiều quốc gia: 
1. Giai đoạn 1942-1945 ( thống trị của người Nhật): Giai đoạn đẫm nước mắt
Sự thất trận của người Anh trước phát xít Nhật đã biến hòn đảo thành một vùng chiếm đóng của quân Nhật .2.Giai đoạn 1947 Giai đoạn bạo động kéo dài
Đây là thời kỳ phục hồi sau chiến tranh, giai đoạn này Singapore thiếu trầm trọng nhân lực và nhà ở ( đây là thời kỳ di dân đến Singapore lớn nhất đặc biệt từ các tỉnh phía Nam của Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam...Thời kỳ này người dân bất mãn với chính sách quản lý của người Anh khi họ cho rằng chính quyền Anh không làm như kỳ vọng của nhân dân và đó là một lý do cho sự phát triển của phong trào cộng sản tại Singapore.Đặc biệt là sự phát triển của phong trào cộng sản Mãlai có tự hỗ trợ của cộng sản Trung Hoa. Biểu tình đình công là hai sản phẩm chính của những người cộng sản mà theo theo quan điểm chính thống hiện nay là phong trào cộng sản là lý do dẫn đến đói nghèo và mất ổn định.
3. Giai đoạn hỗn loạn 1954-1955: 
Đó là cách đánh giá của chính quyền hiện nay về giai đoạn này, phong trào cộng sản gần như thắng thế tại Singapore thời gian này với việc lãnh đạo đảng cộng sản Mã lai đã gần như đã đoạt được quyền lực nhưng nhanh chóng bị đàn áp tàn khốc của thực dân Anh. Lưu ý Ông Lý Q Diệu có quá trình chống cộng quyết liệt không kém gì ông Diệm ở Miền Nam miền Nam.
4. Giai đoạn độc lập hạn chế 1955
Lãnh đạo phong trào Liên Minh Lao động của David Marshall đã buộc thực dân Anh công nhận quyền độc lập hạn chế của Singapore và Ông đã trở thành người đứng đầu chính quyền tự trị đầu tiên của Singapore ( First Chief Minister). 
5. Trở thành một nhà nước tự trị và ý tưởng gia nhập Liên bang Malaysia năm 1959
Đảng nhân dân hành động PAP của Thủ tướng Lý Quang Diệu giành quyền lãnh đạo chính phủ thông qua bầu cử. Singapore đã là một nhà nước tự trị có quyền độc lập với nước Anh về các vấn đề kinh tế, xã hội ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng.Cũng trong giai đoạn này đã có phương án đưa ra là sáp nhập Singapore vào liên bang Malaysia nhằm đảm bảo liên kết kinh tế với Mã lai trong khi duy trì quyền độc lập như một nhà nước.
Giai đoạn này là thời kỳ mà quốc ca và cờ Singapore hiện nay được tạo ra và duy trì cho đến ngày nay và đó là lý do mà bài hát quốc ca hiện nay là bằng tiếng Malay.
6. Giai đoan 1961 -1963: 
Singapore sáp nhập trở thành một bang trong thành phần liên bang Malaysia.
7. Sự ra đời của Nhà nước Singapore ngày nay 1965
Là một bang trong thành phần liên bang Malaysia, tuy nhiên quan hệ giũa chính quyền liên bang và Singapore gặp trở ngại khi quan điểm về cách tiếp cận các vấn đề chính sách quản lý của chính quyền liên bang và Singapore rất khác nhau trong lúc này bạo động sắc tộc diễn ra dữ dội trong các cộng đồng đặc biệt là giữa cộng đồng người Hoa và người gốc Mã lai.Tại Malaysia( cho đến tận hiện nay) người Mã chiếm đa số trong khi ở Singapore người Hoa chiếm đa số.
Xung đột sắc tộc diễn ra gay gắt và vô số thương vong dẫn đến sự tổn thương về đoàn kết quốc gia và tôn giáo. Quan điểm của Liên bang là ủng hộ người Mã lai trong khi quan điểm của bang Singapore là tập hợp đoàn kết tôn giáo.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh cao khi Ông Lý Quang Diệu gạt nước mắt ( hành động có thật trong lễ tuyên bố tách Singapore khỏi Malaysia để trở thành quôc gia riêng) tuyên bố từ ngày 09/8/1965 Singapore trở thành một quốc gia độc lập.
Tư tưởng đoàn kết quốc gia của Singapore đã thể hiện đúng đắn cho đến ngày nay khi quốc gia này không những tạo dụng được một đất nước hùng cường mà là hình mẫu của đoàn kết sắc tộc, tôn giáo.







No comments:

Post a Comment