Thursday, March 31, 2011

Trường Yale - NUS Singapore tuyển sinh từ năm 2013


Kể từ năm 2013, tại Singapore bạn có thể theo học chương trình đại học của đại học danh tiếng bậc nhất nước Mỹ, trường Yale.

Trường học mang tên ghép THE Yale-National University of Singapore cuối cùng đã được thành lập và tiếp nhận sinh viên ngay tại Singapore kể từ năm học 2013, đó là thỏa thuận được ký giữa đại học danh tiếng nước Mỹ và đại học quốc gia Singapore NUS ngày thứ năm 31/3/2011.
Theo thông tin ban đầu của báo chí địa phương, trương Yale-NUS College sẽ tiếp nhận khoảng 250 sinh viên hàng năm.Các học sinh của trường sẽ được học tập và sống tại khu học xá 3 đơn nguyên được xây dựng cạnh khu vực được gọi là Khu đại học quốc gia NUS Singapore,trên phần đất của khu đất trước đây là sân golf Warren Golf Club.
Sinh viên theo học trường Yale-NUS sẽ được đào tạo chương trình kết hợp các chuyên đề cả phương Đông và phương Tây trong thời gian đại cương 2 năm và sau đó là thời gian tập trung vào chương trình đạo tạo chính.Sau bốn năm học, sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân khoa học hoăc nghệ thuật với tên gọi của trường Yale-NUS College.Không những vậy,trường dự kiến đào tạo cả chương trình lấy 2 bằng cho các sinh viên có khả năng ( double-degree programmes) với các nghề danh giá như nghề y và nghề luật.
Mong có ngày nhìn các bạn sinh viên Việt đàng hoàng và chững chạc lên nhận bằng tốt nghiệp của mái trường này trong một ngày không xa.

Mua hàng điện tử ở Simlim Square Singapore, nghĩ kỹ chưa bạn?

Bạn sắp có chuyến đi du lịch Singapore và trong dự định của bạn muốn có một món đồ điện tử hàng hiệu mới nhất hoặc một sản phẩm cần thay thế cho laptop của bạn. Và địa chỉ bạn được giới thiệu là trung tâm hàng điện tử Simlim Square, Singapore.
Tôi khuyên bạn hãy cẩn thận, ngoại trừ bạn là người có khả năng đi chợ điện tử chuyên nghiệp và rất tự tin vào bản thân.Còn không, đây không phải là chỗ cho bạn mua sắm đâu vì một yếu tố: GÍA TRÊN TRỜI.
Để bạn có thể tin tôi, xin lấy một ví dụ gần nhất của một cậu bé đang học cấp 2 gốc Trung quốc lên mua một bộ PlayStation Portable bộ đồ chơi điện tử với mức giá gồm cả bảo hành của cửa hàng( lưu ý không phải bảo hành của Công ty) với mức giá xấp xỉ 1400 đô Sing trong khi thực tế giá theo khảo sát của báo chí địa phương của cửa hàng gần đó có cùng tòa nhà là 309 đô la Sing.
Câu chuyện nêu trên chỉ được phanh phui khi cậu bé mất ngủ liền 3 đêm vì khoản tiền mất đi như bị ăn cướp.May mắn thay cậu được cô giáo dậy thêm phát hiện câu chuyện và kịp thời can thiệp và đòi lại được khoản tiền giảm trừ 1000 đô la nhưng kèm theo phải cam kết không kiện lên cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Singapore.
Hoặc trường hợp thiếu may mắn khi vô tình mua phải hàng có giá "cắt cổ" tại Singapore không kể tại đâu, bạn có thể gọi điện ngay cho cơ  quan bảo vệ người tiêu dùng Singapore CASE để được can thiệp kịp thời (CASE Consumer Hotline: 6 1000 315 
(Hotline Operating Hours: Mon - Fri: 9am to 5pm, Sat: 9am to 12pm)Có thể không phải tất cả các cửa hàng tại nơi này đều thiếu lương tâm như người bán hàng kể trên nhưng bạn chỉ có không nhiều dịp mua sắm, liệu có nên mua dây buộc mình?


Hãy nhớ địa chỉ : Simlim Square  Singapore 1 Rochor Canal Road( gần ga MRT Bugis).

Saturday, March 26, 2011

Khi người Nhật xin lỗi


Khi người Nhật xin lỗi

 Trong khi nước Nhật đang tìm kiếm nguyên nhân sự cố cháy nổ ở nhà máy Điện hạt nhân Fukushima, chưa có ai quả quyết một nguyên nhân nào, thì lãnh đạo công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã đứng ra nhận lỗi và xin lỗi. Lãnh đạo TEPCO  đã gập mình cúi đầu xin lỗi trong một cuộc họp báo, thừa nhận họ đã đánh giá quá thấp trận động đất và sóng thần vừa qua. Sự xin lỗi quả cảm đáng khâm phục. Cùng với những giọt nước mắt ân hận của Giám đốc điện lực Tokyo, ông Akio Komiri, sau buổi họp báo, buộc ta phải suy nghĩ nghiêm túc về sự xin lỗi chân thành và đúng lúc của người Nhật.
            Hình ảnh người Nhật gập mình cúi đầu xin lỗi luôn gây ấn tượng tốt đẹp đối với thế giới. Không chỉ là thói quen văn hoá ứng xử tuyệt vời, hình ảnh ấy còn cho thấy một phẩm cách rất đáng trọng: sự cao thượng. Không phải sự gập mình cúi đầu xin lỗi nào cũng chứng tỏ ở sự cao thượng, trong nhiều trường hợp đó là sự khiếp nhược và hèn hạ, nhưng với người Nhật, một khi họ gập mình cúi đầu xin lỗi thường vẫn cho thấy hình ảnh của họ được tôn cao lên, sự cao thượng được toả sáng.
            Trong vụ bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc ở vùng biểnSenkaku, Bắc Kinh  lên tiếng đòi Tokyo phải xin lỗi và đền bù. Thủ tướng Naoto Kan đã đáp trả: “ Các đảo Senkaku thuộc lãnh thổ của Nhật Bản. Do vậy, không thể tính tới việc đền bù và chúng tôi không thể chấp nhận điều này”. Nhưng cũng chính thủ tướng Naoto Kan đã thay mặt nước Nhật lên tiếng xin lỗi các nạn nhân của Nhật trong Đại chiến II: ““Chúng tôi vô cùng hối hận và xin được gửi đến sự chia buồn chân thành nhất đến tất cả những nạn nhân và gia đình họ”. Những đau thương quá vãng, thế giới tuồng như muốn quên đi, người Nhật vẫn luôn nhớ và sẵn sàng xin lỗi, dù biết sau lời xin lỗi sẽ là tổn hại to lớn về kinh tế do phải đền bù chiến tranh.
            Không chỉ thủ tướng Naoto Kan, thủ tướng Yukio Hatoyama đã lên tiếng xin lỗi người dân đảo Okinawa vì không giữ cam kết khi tranh cử : đưa một căn cứ quân sự Hoa Kỳ ra khỏi hòn đảo này. Thủ tướng Taro Aso thậm chí đã xin lỗi vì một việc người ta vẫn cho là nhỏ nhặt, ông đã  xin lỗi vì bộ trưởng tài chính của chính phủ ông “đã gà gật như say rượu trong cuộc họp báo ở hội nghị G7.” Vì một hành vi xấu của một ông bộ trưởng mà Thủ tướng đã đứng ra nhận lãnh trách nhiệm và xin lỗi trước bàn dân thiên hạ, cho thấy tinh thần trách nhiệm của Thủ tướng rất cao, không một việc gì cấp dưới thuộc quyền làm sai mà Thủ tướng không nhận lãnh trách nhiệm thuộc về mình.
            Trở lại việc công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã nhanh chóng nhận lỗi và xin lỗi trước dân chúng về một sai lầm mà họ dễ dàng ém nhẹm hoặc đổ lỗi cho kẻ khác. Ở nước Nhật không ai ngạc nhiên chuyện này khi mà thủ tướng và các bộ trưởng luôn sẵn sàng nhận lỗi và xin lỗi những sai lầm của họ, kể cả một lời nói hớ hênh trước dân chúng. Chỉ vì các quan chức Nhật biết rằng khi họ nhận lỗi và xin lỗi,  nhất thời họ có thể bị mang tiếng xấu và thiệt hại quyền lợi riêng tư. Nhưng về lâu dài, và đây là vấn đề cốt lõi, chính họ và chính quyền của họ sẽ luôn được dân chúng yêu mến và tin tưởng, quyền lợi quốc gia cũng như quyền lợi cá nhân họ sẽ nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
Bài học thật giản đơn nhưng vô cùng đắt giá, tiếc thay không phải ai  cũng thấm nhuần.
Theo Que Choa blog

Tuesday, March 15, 2011

Nhật: Vì sao cướp bóc không xảy ra?


Nhật: Vì sao cướp bóc không xảy ra?
Ban đầu là thảm họa thiên nhiên, tiếp đó là cướp bóc, tình trạng này như mặc định từ nhiều thập niên. Tuy nhiên, ở Nhật sau động đất và sóng thần kinh hoàng, người dân dù tuyệt vọng vẫn giữ mọi việc theo trật tự.  
Người dân tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật, nơi bị ảnh hưởng nặng nề vì trận động đất 9 độ richter và sóng thần lên tới 10m, hiện đang đối mặt với cảnh thiếu hụt nước uống và lương thực, song mọi người vẫn bình tĩnh.
"Khí đốt và nước đã bị cắt ở Miyagi và ở thành phố Sendai. Trong những trường hợp ngoại lệ hiếm có, điện cũng bị cắt", một nhân chứng đến Miyagi vài giờ sau động đất hôm 11/3 cho hay. "Tuy nhiên, không hề có hoảng loạn trên đường phố hay ở các cửa hàng". Thay vào đó, mọi người kiên nhẫn xếp hàng bên ngoài các cửa hiệu vốn đã hỏng toàn bộ cửa sổ kính và cửa ra vào. Để tránh tích trữ, các cửa hàng phân phát lương thực và nước uống cho từng người.
"Không ai tự động vào các cửa hàng, không món đồ nào bị cướp", các nhân chứng cho hay.
Khung cảnh trên đối lập hoàn toàn với những nơi khác từng trải qua thảm họa thiên nhiên. Tại Anh, trong trận lụt kinh hoàng năm 2007 ở West Country, Anh, nhiều xe cộ bỏ không đã bị đập phá, các thùng nước miễn phí bị đánh cắp. Cảnh cướp bóc cũng xảy ra tràn lan tại Chile trong trận động đất năm ngoái và tình trạng nghiêm trọng tới mức quân đội phải được triển khai để bảo vệ.
Tại New Orleans, Mỹ, trong thời kỳ bão Katrina, cảnh cướp bóc diễn ra ở mức độ kinh hoàng. Cảnh cướp xe diễn ra khắp nơi, bệnh viện bị tấn công và bắn nhau diễn ra ở nhiều nơi. Chiến dịch cứu hộ bị hủy vì tình hình an ninh không đảm bảo cho những người tình nguyện. Cảnh vệ quốc gia không thể tập trung vào nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vì họ còn bận giải quyết tình trạng cướp phá.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti, hiện vẫn còn chưa hồi phục sau trận động đất năm 2010, Tổng biên tập tờ Bangkok Post là Pichai Chuensuksawadi nhắc lại. "Ngay cả bây giờ trong các khu cứu hộ người sống sót, cảnh tấn công tình dục, cưỡng hiếp vẫn xảy ra do chính quyền Haiti không thể dọn sạch đống đổ nát do sự tàn phá gây ra từ hơn một năm trước đó". 
Các phóng viên của nhiều hãng tin trên khắp thế giới đang nói chuyện với nhau về sự trật tự đáng ngạc nhiên ở Nhật, về cách người Nhật đối phó với thảm họa.
"Ba ngày sau trận động đất 9 độ richter tàn phá Nhật, gây sóng thần trên toàn Thái Bình Dương, nổ ở nhà máy hạt nhân và hàng triệu người Nhật rơi vào cảnh tối tăm, đói khát trong giá lạnh, tôi vẫn chưa đọc được bản tin nào về tình trạng cướp bóc xảy ra ở nhiều nơi", nhà báo Frederico D. Pascual Jr của tờ The Philippine Star nói.
Gregory Pflugfelder, giám đốc trung tâm Donald Keene về Văn hóa Nhật tại trường đại học Columbia, nhận xét trên CNN rằng hiện tượng trên có lẽ bắt nguồn từ văn hóa Nhật. Ông nói, người Nhật cảm thấy có trách nhiệm đầu tiên và trước nhất với cộng đồng. "Cướp bóc không xảy ra ở Nhật. Tôi dám chắc chưa có một từ cướp bóc nào nói về Nhật lúc này". Pflugfelder có mặt ở Tokyo thời điểm động đất xảy ra nói, ông thấy mọi người vẫn xếp hàng rất trật tự tại ga tàu điện ngầm ngay cả khi nơi này bị đóng cửa trong vài giờ.
Nhà bình luận Ed West của tờ Telegraph của Anh cho biết, khung cảnh nhiều nơi ở Nhật hiện giống hậu quả thời Thế chiến II, không một quốc gia công nghiệp hóa nào kể từ đó từng hứng chịu con số tử vong lớn như vậy. Tuy nhiên, sự đoàn kết ở Nhật dường như đặc biệt mạnh mẽ và có lẽ điểm gây ấn tượng hơn cả về Nhật chính là sức mạnh xã hội còn lớn hơn cả sức mạnh công nghệ của nước này. Đó là, sau động đất, các siêu thị đều giảm giá hàng hóa, chủ các máy bán hàng tự động tặng nước uống miễn phí cho mọi người để cùng sinh tồn.
"Điểm đáng kể nhất là, sau động đất, tình trạng cướp bóc không hề xảy ra ở Nhật và điều này khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Không cướp bóc, không hôi của, những gì đang diễn ra ở Nhật được đánh giá là khá kỳ lạ trong văn hóa nhân loại. Tại sao một số nền văn hóa lại đối phó với thảm họa bằng việc một người trở mặt với người khác vì lợi ích của mình, song những nơi khác, đặc biệt là người Nhật lại tỏ ra vị tha trong hoàn cảnh không may?"
Max Fisher, biên tập viên tờ The Atlantic nhận xét, "rất hiếm quốc gia được chuẩn bị kỹ càng". Động đất Nhật mạnh hơn động đất 2010 ở Haiti làm 200.000 người chết, 900 lần. Tuy nhiên, tới giờ, số người thiệt mạng chính thức mới hơn 2.000.
"Để được như vậy, Nhật dựa vào hai nguồn lực dồi dào: tiền và điều hành tốt. "Từ người lính, các nhân viên y tế được huấn luyện kỹ càng tới các bệnh viện dễ dàng hoán chuyển thành trung tâm đối phó với tình trạng khẩn cấp, khó kiếm được một khía cạnh nào trong đời sống công chúng Nhật lại không được chuẩn bị kỹ để đối phó với động đất và sóng thần".
  • Hoài Linh (Theo Telegraph, Dnews)

Sunday, March 13, 2011

Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại


Nhật Bản – một đất nước thực sự vĩ đại

NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG (TOKYO)
3:40 chiều hôm qua (Thứ Bảy, 12/3/2011) đã xảy ra một vụ nổ trong một toà nhà gần lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Nhà máy điện nguyên tử Fukushima có hai tổ hợp: Fukushima Daiichi (Fukushima 1) và Fukushima Daini (Fukushima 2), gồm tất cả 6 lò phản ứng, và là một trong 25 nhà máy điện nguyên tử lớn nhất thế giới.Nhà mà được thiết kế chịu được động đất 7.9 độ Richter. Trận động đất kinh hoàng giáng xuống Nhật Bản một ngày trước đó có sức mạnh tại tâm động đất (cách bờ 126 km) 9 độ Richter, vượt hơn 30 lần sức chịu đựng theo thiết kế nhà máy. Vào đến bờ, sức mạnh của động đất còn khoảng 6.5 – 7 độ Richter. Vụ nổ đã làm toàn bộ phần tường bao bọc phía trên toà nhà đó vỡ tung, chỉ còn trơ ra cái khung sắt. Nhưng lò phản ứng số 1 không bị hư hại và phóng xạ thoát ra không lớn. Thực tế ngay sau vụ nổ người ta đo thấy các nguyên tố phóng xạ giảm đi so với trước vụ nổ, và mật độ phóng xạ không tăng lên. Hiện thời mức độ phơi nhiễm phóng xạ lên một người trong một ngày bên ngoài nhà máy bằng mức độ phơi nhiễm cực đại mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ một người có thể chịu trong một năm. Khoảng 200,000 người dân được sơ tán ra ngoài vùng bán kính 20 km quanh Fukushima 1 và Fukushima 2.
Tuy lõi các lò phản ứng không (chưa) chảy (hoặc có thể mới chỉ bị chảy một phần) nhưng người ta chưa làm nguội được chúng nên tất cả vẫn đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Người ta đã bơm nước biển rồi nước ngọt vào để làm nguội lò phản ứng số 1 và số 3 nhằm cứu lõi lò khỏi bị nóng chảy. Đó là biện pháp cuối cùng và có lẽ sẽ làm hai lò này ngừng hoạt động vĩnh viễn, miễn là thảm hoạ hạt nhân đừng xảy ra. Nước Nhật đã ban bố tình trạng hạt nhân khẩn cấp. Từ ngày mai, 14/3/2011, điện sẽ bị cắt luân phiên trên toàn quốc.
Động đất đã làm 3000 người chết và mất tích. Con số này đang tiếp tục tăng lên, có thể tới trên 10 ngàn người. Trả lời họp báo, thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho rằng động đất, sóng thần, và sự cố ở nhà máy điện hạt nhân đã đẩy Nhật Bản vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất trong 65 năm kể từ sau Đệ nhị thế chiến.
Vé máy bay từ Nhật về Việt Nam đã bán hết sạch. Người Việt đang bỏ nước Nhật chạy. Còn người Nhật thì vẫn kiên cường chịu đựng. Họ chạy đâu nữa? Họ rất bình thản. Các cửa hiệu tại Tokyo vẫn bán hàng. Thức ăn, đồ dùng vẫn đầy ắp. Người bán hàng vẫn lễ phép cúi rạp người chào khách. Người tính tiền vẫn quay mặt đi không nhìn lúc khách hàng bấm mật mã sau khi quẹt thẻ tín dụng để trả tiền. Xem trên TV thấy một cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ nội các Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ thứ Sáu. Tất cả, từ thủ tướng, chánh văn phòng chính phủ, các bộ trưởng đều vận đồng phục bảo hộ lao động màu xanh nước biển khi xuất hiện trên truyền hình. Các nữ phát thanh viên ngày thường vốn đã xinh đẹp, bây giờ trông lại các tao nhã hơn bởi vẻ mặt nghiêm trang, áo ngoài đen màu áo tang, áo lót trắng, đọc tin rõ ràng, giọng không hề xúc động.
Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại.
Tokyo 13/3/2011

Friday, March 11, 2011

Nước Nhật không sợ hãi!

Sáng nay, mở tờ báo Straist Times đập vào mắt mình là hình ảnh tang thương mà thảm họa thiên nhiên lớn nhất trong lịch sử nước Nhật đã gây ra ngày hôm qua.
Những ngôi nhà lớn, những chiếc xe ô tô đủ loại đã trở thành những món đồ chơi trẻ con trước cuồng phong của cơn động đất và sóng thần cao hàng chục mét. Hình ảnh thảm họa vượt qua mọi hình ảnh được tạo ra bởi các nhà làm phim Holiwood.Khủng khiếp và không thể tưởng tượng.
Nhưng nhìn kỹ lại có một hình ảnh ấn tượng đó là khuôn mặt của Thủ tướng Nato Kan trong khoảng khắc của thảm họa.Lo lắng và hơi hoảng hốt nhưng vô cùng bình tĩnh.Bình tĩnh bởi ông hay là dân tộc ông đã quen và đã có sự chuẩn bị tốt trước những biến cố như thế.
Hình ảnh ông Thủ tướng là hình ảnh của tinh thần Nhật.Tinh thần võ sĩ đạo.
Mất mát và đau thương. Thiệt hại và tổn thất.
Nhưng Nước Nhật không sợ hãi.

Họp phụ huynh ở trường công lập phổ thông Singapore

Theo đúng hẹn lúc 11 h sáng nay(11/3/2011) mình đến trường con gái để họp phụ huynh sau kỳ học thứ nhất hàng năm( có 4 kỳ trong năm ).
Bố con vui vẻ tay trong tay, theo chỉ dẫn từ phía ngoài cổng trường và sự tận tình của mấy cô giáo làm nhiệm vụ hỗ trợ các bậc cha mẹ đến khu vực họp phụ huynh của con mình.Quả thực,mấy đứa con mình cũng học được  3 năm tại Singapore mà lần này mới được "chị gái" phân công đi họp thay nên hơi bối rối.Lo rằng không biết họp ra sao trong khi đứa lớn thì họp 10.30 và đứa bé họp vào lúc 11h trong cùng một buổi sáng.Lại nữa chả thấy " chị gái nhắc nhở chuẩn bị đi họp thì phải nói thế nào cho phải với cô giáo, đại loại như " trăm sự...." và tinh  thần cho mấy vụ đóng góp nữa.
Hội trường lớn trường tiểu học Sembawang ở thật yên lặng chỉ có tiếng phù phù của hai chiếc quạt trần khổng lồ( loại được lắp đặt ở tất cả các trường phổ thông trên toàn quốc), từng dãy bàn được xếp theo thứ tự từng lớp theo vần chữ cái .Cô giáo ngồi phía đối diện với hàng dài các bậc phụ huynh lần lượt xếp hàng chờ đến lượt theo giấy hẹn từ trước đó với phụ huynh.Mỗi phụ huynh được 15 phút cùng giáo viên trao đổi về kết quả học tập của con mình trong một kỳ học.
Đến lượt theo giờ hẹn,cô giáo thông báo cho mình từng môn học,với kết quả học tập và nhận xét của giáo viên giảng dậy.Nói cho mình sự nỗ lực của con gái trong kỳ học này đã giúp cháu có kết quả cao hơn trong các môn tiếng Anh và Khoa học.Nhắc cha mẹ có sự động viên kịp thời cho con trong các hoạt động ngoại khóa CCA của nhà trường theo năng lực của cháu và cô chủ nhiệm đảm bảo cho cháu Hạnh An dù tham gia đổi tuyển thể thao của Trường nhưng đã không ảnh hưởng đến kết quả học tập chung,động viên cha mẹ động viên cháu tham gia  đầy đủ cùng đội tuyển Trường tham gia cuộc thi khu vực tháng 3/2011.
15 phút trôi qua thật nhanh, tất cả thông tin cần thiết đã được cô giáo cập nhật đầy đủ.Cô con gái ngồi bên tủm tỉm cười trước sự động viên của cô và đôi lúc cúi xuống khi cô nhắc phải cố gắng và không bỏ cuộc trước khó khăn và rồi cười toe toét với Cô giáo như là hứa sẽ thực hiện lời cô dặn.
Không có yêu cầu đóng góp cho nhà trường và lớp học bất kỳ khoản gì. Chỉ có lời cảm ơn của cô giáo mong cha mẹ quan tâm và cùng nhà trường chăm sóc các con đạt kết quả cao hơn trong kỳ học tiếp theo và không quên gửi đến phụ huynh tờ thông tin xin ý kiến phản hồi của phụ huynh về chất lượng giáo dục,cơ sở vật chất và giáo viên của trường để nhà trường biết và tiếp thu trong kỳ học tới.
Cảm giác khi ra về sau cuộc họp phụ huynh thật nhẹ nhàng.Cảm ơn các thầy cô giáo.

Tuesday, March 8, 2011

Hội thảo du học công lập phổ thông Singapore tại Hà Nội!

Hội thảo du học công lập phổ thông Singapore tại Hà Nội!

Chương trình du học công lập cấp 3 Singapore cho học sinh Việt Nam


Giáo dục cấp 3 Singapore được chia ra làm mấy hệ thống trường như sau:
  1. Junior college: đào tạo 2 năm chương trình A level
  2. Polytechnic: đào tạo 3 năm chương trình cấp 3 và năm thứ nhất đại học
  3. Millenia Institution: đào tạo 3 năm chương trình A level.
Thi tuyển đầu vào dành cho sinh viên quốc tế:
Thi sinh tốt nghiệp O level tại Singapore có thể xét điểm vào các trường nói trên
Thí sinh học hết lớp 10 tại Việt nam có thể tham dự kỳ thi đầu vào của chính phủ Singapore dưới đây đồng thời làm bài kiểm tra đầu vào của các trường nếu được yêu cầu.
1-      Quality Test (QT)
-          Dành cho học sinh cấp 1 - cấp 3
-          Mỗi sinh viên chỉ được tham dự một lần trong đời
-          Thời gian tham dự thi: mỗi tháng có một kỳ thi từ tháng 1 đến tháng 6
-          Lệ phí thi: 200 đôla Singapore
-          Môn thi: Toán và tiếng anh
Lịch thi QT năm 2011
 
2-      JPACT
-          Dành cho học sinh cấp 3
 
-          Mỗi sinh viên được tham dự 1 lần 
 
-          Thời gian tham dự thi: tháng 1- 5 hàng năm
 
-          Lệ phí thi: 300 đôla Singapore
 
-          Môn thi: Toán và tiếng anh
Hồ sơ yêu cầu:
1-      Giấy khai sinh
2-      Học bạ và bằng cấp cao nhất đạt được
3-      Ảnh 4x6
4-      Hợp đồng bảo trợ giữa người bảo trợ và gia đình ( nếu trẻ tham gia dự thi dưới 18t)
5-      Hộ chiếu của học sinh
6-      Hộ chiếu của bố mẹ (nếu trẻ dưới 18t)
7-      Thẻ IC của người bảo trợ( nếu trẻ dưới 18t)
8-      Lệ phí dự thi và các lệ phí khác nếu có
Chương trình bảo lãnh trẻ nước ngoài sang du học:

Theo luật của chính phủ Singapore, trẻ dưới 18 tuổi nhập học Singapore cần có sự bảo lãnh của một người lớn mang quốc tịch Singapore hoặc là Singapore Permanent Resident.
Dịch vụ bảo lãnh của Vietsing24h: Tùy thuộc vào nhu cầu và hoàn cảnh của từng học sinh, Vietsing24h chúng tôi có các gói dịch vụ bảo lãnh trẻ học tại Singapore khác nhau cho trẻ từ 3t đến hết 18 tuổi
Gói 1:
  1. Đăng ký học sinh thi vào công lập (QT, JPACT)
  2. Thuê gia sư đào tạo học sinh thi vào công lập cũng như học hàng năm
  3. Lo visa học sinh và chuẩn bị cho sinh viên vào học hàng năm như đồng phục, thẻ thư viện, mở tài khoản ngân hàng.
  4. Thay mặt bố mẹ liên hệ với nhà trường cũng như tham dự tất cả các cuộc họp nhà trường yêu cầu.
  5. Ngay lập tức thông báo phụ huynh học sinh tất cả mọi vấn đề rắc rối mà học sinh gặp phải tại Singapore cũng như kết quả học tập của học sinh mỗi học kỳ

Gói 2:
  1. Đăng ký học sinh thi vào công lập (QT, JPACT)
  2. Thuê gia sư đào tạo học sinh thi vào công lập cũng như học hàng năm
  3. Lo visa học sinh và chuẩn bị cho sinh viên vào học hàng năm như đồng phục, thẻ thư viện, mở tài khoản ngân hàng.
  4. Thay mặt bố mẹ liên hệ với nhà trường cũng như tham dự tất cả các cuộc họp nhà trường yêu cầu.
  5. Ngay lập tức thông báo phụ huynh học sinh tất cả mọi vấn đề rắc rối mà học sinh gặp phải tại Singapore cũng như kết quả học tập của học sinh mỗi học kỳ.
  6. Theo dõi chương trình học của học sinh để điều chỉnh chương trình gia sư cho phù hợp nhằm mục đích giúp học sinh đạt kết quả học tập cao.

Bố ơi,tại sao Bác Hồ lại ở trong Lăng?

Hôm nay, con gái út trong lúc học bài nhìn thấy tấm ảnh Bác Hồ trong cuốn sách tiếng Việt trên bàn của cháu rồi chợt hỏi mình : Bố ơi, tại sao Bác Hồ lại ở trong Lăng,thế Bác Hồ không có nhà hả Bố?
Ừ nhỉ, gần 40 chục tuổi đầu mà mình chưa bao giờ có suy nghĩ và có câu hỏi như thế. Bối rối không biết tìm câu trả lời cho cháu ra sao nên đánh trống lảng và hỏi lại cháu: Con không nhớ là khi còn ở Hà nội, Bố vẫn đưa các con đi qua Lăng Bác là gì, nhà Bác Hồ ở gần đấy mà.Con bé gật gù nhưng vẫn hỏi lại: thế sao mà Bác ấy lại ở trong Lăng?
Hỏi như chỉ để mà hỏi, cháu không tiếp tục tìm câu trả lời của tôi nữa mà cắm cúi viết nốt mấy dòng chính tả môn tiếng Hoa( môn cháu học trong trường thay cho môn tiếng mẹ đẻ tại Singapore).Ngược lại, tôi thì vẩn vơ và suy tư mãi. Nên viết vội mấy dòng suy tư này.
Bác Hồ không phải là lãnh tụ bình thường vì những gì mà Ông trải qua vượt quá sức tưởng tượng của người bình thường: Không được sống như  đàn ông người bình thường, bôn ba xứ người gần nửa đời người,hết tù ra khám,gia đình ly tán khi cha mất đất Nam mẹ chôn đất Bắc,có lẽ Ông là lãnh tụ khổ nhất trên thế gian này.
Khổ hơn nữa, chết không mồ.
Khi sắp mất có để lại di chúc, Bác có mong muốn giản dị như mọi ông già Việt Nam là được con cháu cho mình được mồ yên mả đẹp. Vậy mà lại xây Lăng cho Ông Cụ nằm.
Tôi không dám luận bàn chuyện sai đúng của lãnh đạo khi xây Lăng nhưng không theo di huấn của Ông Cụ là sai rồi. Sai với di huấn giản dị đó ngộ nhỡ sau này thế thời thay đổi, người ta lại một lần nữa bảo rằng Ông Cụ phải đưa khỏi đó như người ta đang la lên ở nước Nga với Lê Nin thì thế nào? và cay nghiệt hơn cơ đồ ngày nay không giữ được để đến khi kẻ ghét,người oán họ nắm quyền rồi đày đọa Ông Cụ thì sao? Thế là đời người lại khổ một lần nữa.
Nên chăng bây giờ còn kịp, cứ thẳng thắn công bố hết di chúc thật của Cụ cho toàn dân biết và dành một nơi thật đẹp, chọn phong thủy thật tốt và cho Cụ được thỏa nguyện theo ước mong của mình. Nếu như vậy có lẽ chúng ta đã làm được việc trọn đạo nghĩa với người đã khuất chăng.
Mạo muội ghi lại đôi dòng.

Monday, March 7, 2011

Thông báo của vietsing24h Singapore : Hội thảo du học các trường công lập Singapore tại Hà Nội


Thông Báo
Về Hội thảo du học công lập phổ thông Singapore tại Thủ Đô Hà Nội
Kính gửi : Các Quí vị phụ huynh học sinh
Du học các trường phổ thông tại Singapore là lựa chọn của rất nhiều vị phụ huynh học sinh tại Việt Nam cho con em mình.Nối tiếp thành công hội thảo du học công lập phổ thông khu vực phía Nam giữa Vietsing24h Singapore và Việt Nam Hợp Điểm tháng 1/2011.Công ty Vietsing24h Singapore phối hợp với Công ty TNHH Giáo Dục Nam Việt Hà Nội chính thức tổ chức ngày hội thảo du học công lập các trường phổ thông công lập Singapore tại Hà Nội.
Đây là cơ hội để  đại diện của Vietsing24h cung cấp thông tin đầy đủ nhất, trực tiếp nhất đến các bậc phụ huynh học sinh có nguyện vọng tìm hiểu cơ hội học tập cho các con kể từ cấp 1 đến cấp 3 tại các trường công lập tại Singapre.Hội thảo không những sẽ cung cấp thông tin về hệ thống giáo dục mà còn mang đến quí vị chi tiết về thông tin có liên quan đến cuộc sống,chi phí sinh hoạt và học tập, cách thức hòa nhập môi trường học tập cho trẻ trước khi sang du học Singapore.
Là những người sinh sống và làm việc tại Singapore, chúng tôi đảm bảo cung cấp những thông tin chính xác, trung thực nhất cho quyết định của Quí vị.
Thời gian:  14h - 16h ngày 19/3/2011
Địa điểm : Khách sạn Horison, 40 Phố Cát Linh Hà Nội
Mọi thông tin về hội thảo, xin liên hệ:
Công ty Giáo Dục Nam Việt, 160 Trấn Vũ Hà Nội
Người liên hệ:
Tại Việt Nam
Cô Huệ Chi 0904162666 hoặc truy cập qua website : www.cmneducation.edu.vn
Tại Singapore
Anh Lee Nguyen + 65 83829323 email vietsing_24h@gmail.com
 
Chào mừng Quí vị và hân hạnh được đón tiếp!
 

tieng sung da vang tren bau troi bien gioi

Saturday, March 5, 2011

DU HỌC SINH CẦN BIẾT:Giáo dục cấp 2 Singapore

DU HỌC SINH CẦN BIẾT:Giáo dục cấp 2 Singapore

THI VÀO CÔNG LẬP SINGAPORE

THI VÀO CÔNG LẬP SINGAPORE

Singapore sẽ ra sao thời hậu Lý Quang Diệu?

Không có gì phải bàn cãi khi gắn liền Singapore với tên tuổi Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Là người sáng lập nên nhà nước Singapore hiện đại, ông đã kiến tạo nên một quốc gia phương Tây trong lòng Châu Á và sẽ tiếp tục là điểm sáng trên lục địa Châu Á trong vài thập niên tới như là đất nước sạch sẽ, an toàn và môi trường kinh doanh cởi mở.
Một vài con số dẫn chứng: GDP đạt 235 tỷ đô la, dự trữ ngoại hối 187 tỷ đô la, tăng trưởng 14.7 %, đất nước 4.5 triệu dân( 3.5 triệu dân có quốc tịch Sing, còn lại là người mang quốc tịch nước ngoài) sống trên 702 km2 nhưng diện tích sử dụng đất dành cho nhà ở mới dùng đến dưới 250 km2 tương đương 30% diện tích quốc gia, phần còn lại là diện tích cây xanh mặt nước và công trình công cộng.Quĩ đất  đã được qui hoạchdành  cho xây dựng nhà đảm bảo qui mô dân số lên đến 7 triệu dân trong vòng 20 năm tới.Một dấu ấn điển hình của tư duy Lý Quang Diệu là việc xây nhà cho dân, ông đã từng nói đại ý: Phải lo cho mỗi gia đình Singapore có một ngôi nhà để ở đó là trách nhiệm của Chính phủ trước dân và dân có mái nhà che mưa nắng thì đó sẽ là mái nhà cho sự bền vững của cả thể chế chính trị. Singapore đã làm được điều đó với 83% dân cư sống trong các khu đô thi tập trung với các căn nhà chung cư mang tên HDB mà ở đó người dân sống trong một tập hợp các tiện ích đồng bộ và tiện nghi: trường học, bệnh viên,siêu thị, nhà hát,khu thể thao giải trí ...Ai không có điều kiện sở hữu nhà sẽ được nhà nước cho thuê nhà với giá vô cùng ưu đãi đảm bảo cho không ai không có nhà để ở.Khó có thể liệt kê những gì mà Singapore có được mà các thành phố hay quốc gia xung quanh đạt được như những gì Singapore đang sở hữu.Đó chính là dấu ấn và công đóng góp hàng đầu của cá nhân ông Lý.
Đóng góp và dấu ấn của Ông cho Singapore lại chính là lo lắng của đa số người dân Singapore trong mọi diễn đàn hay thậm chí nơi bàn ăn, quán bar.Tương lai Singapore sẽ ra sao nếu không còn Lý Quang Diệu?
Sau sự ra đi của người vợ đã gắn bó 60 năm, Ông Lý gần đây không còn sự mạnh khỏe như thường thấy như chính ông thừa nhận sau cái chết của người vợ. Khó có gì có thể bù đắp được tổn thất tinh thần trong ông.
Ông sẽ không vượt qua qui luật sinh lão bệnh tử của cõi đời.Ngày đó sẽ đến và dân Sing sẽ có vô số lý do để  lo lắng cho tương lai của mình và tương lai của đảo quốc Sư Tử.

Friday, March 4, 2011

Báo Singapore hôm nay cũng quan tâm đến Cụ Rùa Hồ Gươm


Vietnam scrambles to save Hanoi's sacred turtle

A rare Swinhoe's soft-shelled turtle swims in Hoan Kiem Lake in Hanoi, Vietnam. The Hoan Kiem turtle is rooted in Vietnamese folklore and some believe the turtle in the lake today is the same mythical turtle. -- PHOTO: AP


HANOI - HUNDREDS of people are working around the clock to clean up a lake in the heart of Vietnam's capital in hopes of saving a rare, ailing giant turtle that is considered sacred.
Experts say pollution at Hanoi's Hoan Kiem Lake is killing the giant freshwater turtle, which has a soft shell the size of a desk.
It is one of the world's most-endangered species, with only four believed alive worldwide.
Teams of people are cleaning debris, pumping fresh water into the lake and building an artificial island to serve as a 'turtle hospital.' The rescuers may even try to net the beast for the first time as part of the effort.
The Hoan Kiem turtle is rooted in Vietnamese folklore, and some even believe the creature that lives in the lake today is the same mythical turtle that helped a Vietnamese king fend off the Chinese nearly six centuries ago.
The creature in Hanoi's lake swims alone and in the past has been glimpsed only rarely sticking its wrinkled neck out of the water. -- AP

Cần nhìn nhận mạng xã hội là công cụ của dân chủ và tăng năng suất lao động

Có lẽ phát minh lớn nhất trong thế kỷ 21 của loài người sẽ là sự ra đời của các mạng xã hội. Có thể chưa có( hay người viết chưa biết) nhưng những gì mà mạng xã hội đem lại cho thế giới ngày nay chỉ trong vòng một thập niên có thể khẳng định điều đó.
Sức mạnh của Internet đã được nhân lên theo cấp số nhân với sự phát triển các nhà cung cấp Facebook, Twitter.. khi triệu triệu người trên khắp các quốc gia kết nối với nhau, chia sẻ cho nhau với mọi thành phần không kể trẻ già, giàu nghèo và quốc gia.Hiệu quả hay là hậu quả của các mạng xã hội có thể được đánh giá tùy theo nhận thức và cách thức nhìn nhận nó của mỗi người. Tuy nhiên, không quá mà vay mượn từ " một phần tất yếu của cuộc sống" để nói về hiệu quả của các mạng xã hội trong cuộc sống của nhiều người.
Hơn thế nữa, các mạng xã hội là công cụ hay tác nhân lớn nhất của sự thay đổi sự thống trị của vô số các nhà độc tài như chúng ta đã và đang thấy ở Ai cập, Lybia, Tuynidi...và phải chăng đó là lý do dẫn đến sự cấm đoán của rất nhiều nơi trên thế giới đối với facebook hay twitter.Nhưng sòng phẳng mà nói, nếu bản thân các thể chế đó biết lo cho dân và vì dân thì liệu hậu quả có đến mức thảm họa đối với các nhà độc tài ở các nước đó không.
Hạn chế và thậm chí ngừng cho phép truy cập. Đó sẽ và không thể là cách tốt nhất cho sự phát triển lâu dài của mỗi quốc gia và nếu hạn chế hay cấm đoán nó sẽ chỉ ra  một điều là nơi đó còn tồn tại rất nhiều yếu kém và bất công xã hội với việc người giàu càng giàu hơn và người nghèo càng khổ hơn.Và cái kém hơn là những nhà quản lý quốc gia đó  không dám tự thay đổi mình  hay không thừa nhận hay đủ nhận thức về xu thế chung của thế giới hiện đại.
Đối mặt với sự thật là điều khó khăn, chỉnh đốn và thay đổi mình còn khó khăn gấp bội phần. Hãy để những phát minh của loài người như các mạng xã hội là công cụ giao tế quốc gia của các nhà lãnh đạo, công cụ truyền thông và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp và diễn đàn nối kết bạn bè bốn phương.Bài học về đổi mới và tự thay đổi sẽ chỉ làm đất nước mạnh mẽ hơn cho dù có thể không dễ thực hiện.


Tuesday, March 1, 2011

Khác biệt Đông - Tây ( từ Quê choa)


1.Quan điểm – Cách nghĩ
Posted Image
2.Lối sống
Posted Image
3.Thời gian
Posted Image
4.Xếp hàng
Posted Image
5.Cái tôi 
Posted Image
6.Trong tiệm ăn 
Posted Image
7.Thức uống thông dụng 
Posted Image
8.Ba bữa ăn trong ngày 
Posted Image
9.Phương tiện di chuyển 
Posted Image
10.Giờ tắm 
Posted Image
11.Thời tiết và cảm xúc 
Posted Image
12.Đồ mới 
Posted Image
13.Giao tiếp 
Posted Image
14.Bộc lộ 
Posted Image
15.Ngày chủ nhật trên phố 
Posted Image
 
   16- Bữa tiệc
  • Posted Image17 – Đi du lịch 
    Posted Image18- Trình bày một vấn đề 
    Posted Image19 -Người già 
    Posted Image20 – Sếp 
    Posted Image
    21 – Xu hướng 
    Posted Image
    22 – Trẻ em 
    Posted Image
    23 – Cách hiểu lẫn nhau 
    Posted Image