Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore có thể tăng với tốc độ 15% trong năm 2010, đạt khoảng 210 tỷ USD, trong khi GDP của Malaysia (có diện tích lớn gấp 478 lần diện tích Singapore) chỉ tăng 7%, đạt khoảng 205 tỷ USD.
Từng bị coi là một thị trường nhỏ bé, nghèo nàn nằm trong góc tối của châu Á, đảo quốc "Sư tử" Singapore giờ đây đã được Ngân hàng thế giới (WB) xếp vào danh mục địa điểm làm ăn kinh doanh dễ dàng nhất với một hải cảng container lớn thứ hai thế giới và có tỷ lệ các tỷ phủ cao nhất thế giới. Từ một trung tâm sản xuất hàng giá rẻ trong những năm 60 của thế kỷ trước, Singapore hiện là trung tâm ngoại hối lớn thứ tư thế giới với ngành kinh doanh quản lý tài sản trị giá tới 932 tỷ USD.
Nhỏ hơn thành phố New York và là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không có tài nguyên thiên nhiên, kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khi giành độc lập năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36.537 USD năm 2009 (tăng hơn 100 lần so với 335 USD/người trong năm 1965), trong khi thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6.975 USD. Tăng trưởng kinh tế Malaysia đã giảm xuống chỉ còn trung bình 4,7%/năm trong thập kỷ qua, so với 7,2% trong những năm 90, khi cựu Thủ tướng Mohamad Mahathir thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng nhiều công trình hạ tầng cơ sở hiện đại.
Nhiều người cho rằng Singapore chính là nơi tạo cho họ nhiều cơ hội thăng tiến. Chính phủ nước này đã hành động khôn ngoan khi đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng bến cảng container mới, thu hút các công ty nước ngoài và phát triển ngành công nghệ cao như điện tử và dược phẩm. Sau khi mời gọi được các nhà sản xuất dược phẩm như Pfizer Inc. và Novartis AG, Singapore đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào trung tâm nghiên cứu y sinh học, cắt giảm 9% mức thuế doanh nghiệp xuống chỉ còn 17% so với 25% mà các công ty ở Malaysia phải gánh chịu. Singapore vượt trước Malaysia một phần cũng là do cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu có chính sách ngược với chính sách của Kuala Lumpur, theo đó ưu tiên quá nhiều cho người gốc Mãlai chiếm đa số.
Singapore theo đuổi mô hình công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo để trở thành cơ sở cho các nhà sản xuất nước ngoài, trong khi mô hình chính mà Malaysia thực hiện trong nhiều năm qua lại là nhập khẩu nhiều hơn và bảo hộ một số ngành công nghiệp nhất định… dẫn đến sự trì trệ. Singapore đã đánh bại vượt qua 182 nền kinh tế khác để chiếm giữ vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng hàng năm về điều kiện kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng Thế giới (WB), được đánh giá qua việc bảo vệ quyền tác giả, thuế, tiếp cận tín dụng, luật lao động, quy định về hải quan và cấp phép, trong khi Malaysia đứng thứ 21.
Theo cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir, Singapore vượt Malaysia nhờ chỉ tập trung vào phát triển kinh tế chứ không chú trọng mục tiêu xây dựng cơ cấu xã hội, phân phối phúc lợi công bằng giữa các chủng tộc như Malaysia.
Để giữ được vị trí dẫn đầu, Singapore phải tiếp tục đổi mới, đồng thời tìm kiếm thị trường đa dạng hơn, vì các nước châu Á khác đang tăng trưởng nhanh chóng và tìm cách đuổi kịp Singapore.
Từng bị coi là một thị trường nhỏ bé, nghèo nàn nằm trong góc tối của châu Á, đảo quốc "Sư tử" Singapore giờ đây đã được Ngân hàng thế giới (WB) xếp vào danh mục địa điểm làm ăn kinh doanh dễ dàng nhất với một hải cảng container lớn thứ hai thế giới và có tỷ lệ các tỷ phủ cao nhất thế giới. Từ một trung tâm sản xuất hàng giá rẻ trong những năm 60 của thế kỷ trước, Singapore hiện là trung tâm ngoại hối lớn thứ tư thế giới với ngành kinh doanh quản lý tài sản trị giá tới 932 tỷ USD.
Nhỏ hơn thành phố New York và là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không có tài nguyên thiên nhiên, kinh tế Singapore đã tăng trưởng gấp 189 lần kể từ khi giành độc lập năm 1965, có thu nhập bình quân đầu người đạt 36.537 USD năm 2009 (tăng hơn 100 lần so với 335 USD/người trong năm 1965), trong khi thu nhập bình quân đầu người của Malaysia năm 2009 chỉ đạt 6.975 USD. Tăng trưởng kinh tế Malaysia đã giảm xuống chỉ còn trung bình 4,7%/năm trong thập kỷ qua, so với 7,2% trong những năm 90, khi cựu Thủ tướng Mohamad Mahathir thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng nhiều công trình hạ tầng cơ sở hiện đại.
Nhiều người cho rằng Singapore chính là nơi tạo cho họ nhiều cơ hội thăng tiến. Chính phủ nước này đã hành động khôn ngoan khi đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng bến cảng container mới, thu hút các công ty nước ngoài và phát triển ngành công nghệ cao như điện tử và dược phẩm. Sau khi mời gọi được các nhà sản xuất dược phẩm như Pfizer Inc. và Novartis AG, Singapore đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào trung tâm nghiên cứu y sinh học, cắt giảm 9% mức thuế doanh nghiệp xuống chỉ còn 17% so với 25% mà các công ty ở Malaysia phải gánh chịu. Singapore vượt trước Malaysia một phần cũng là do cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu có chính sách ngược với chính sách của Kuala Lumpur, theo đó ưu tiên quá nhiều cho người gốc Mãlai chiếm đa số.
Singapore theo đuổi mô hình công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo để trở thành cơ sở cho các nhà sản xuất nước ngoài, trong khi mô hình chính mà Malaysia thực hiện trong nhiều năm qua lại là nhập khẩu nhiều hơn và bảo hộ một số ngành công nghiệp nhất định… dẫn đến sự trì trệ. Singapore đã đánh bại vượt qua 182 nền kinh tế khác để chiếm giữ vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng hàng năm về điều kiện kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng Thế giới (WB), được đánh giá qua việc bảo vệ quyền tác giả, thuế, tiếp cận tín dụng, luật lao động, quy định về hải quan và cấp phép, trong khi Malaysia đứng thứ 21.
Theo cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir, Singapore vượt Malaysia nhờ chỉ tập trung vào phát triển kinh tế chứ không chú trọng mục tiêu xây dựng cơ cấu xã hội, phân phối phúc lợi công bằng giữa các chủng tộc như Malaysia.
Để giữ được vị trí dẫn đầu, Singapore phải tiếp tục đổi mới, đồng thời tìm kiếm thị trường đa dạng hơn, vì các nước châu Á khác đang tăng trưởng nhanh chóng và tìm cách đuổi kịp Singapore.
No comments:
Post a Comment